Danh mục tài liệu

Mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ Phùng Khắc Khoan_6

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 112.29 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết mối quan hệ giữa nguyễn bỉnh khiêm - nguyễn dữ phùng khắc khoan_6, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ Phùng Khắc Khoan_6 Mối quan hệ giữa Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Dữ - Phùng Khắc Khoan Ngày trước, thi Hương, thi Hội thường phải qua bốn kỳ (bốntrường); trúng trường nhất mới vào trường nhì; trúng trường nhì mớivào trường ba v.v.. cứ thế tiếp tục. Tên gọi Nhất trường, Nhị trường,Tam trường …là để chỉ những sĩ tử đã thi trúng các trường ấy. Còn nếutrúng cả 4 trường thì khảo quan cộng điểm theo ưu, bình, bình thứ,thứ, thứ thứ mà xếp loại học vị thi đỗ; còn liệt là bị hỏng thi. Vì hiểunhầm như thế mà bài viết đi đến kết luận là “Vì thế việc chép NguyễnDữ trúng Tam trường là không chính xác” (30). Chúng tôi nghĩ, tác giảbài tạp chí đã vội vàng rút ra kết luận không chính xác thì có, chứ các cụHà Thiện Hán, Vũ Khâm Lân, Vũ Phương Đề, Lê Quý Đôn đã chép đúngvà rất chính xác đấy (vì chúng tôi đã kiểm tra lại các trang 49, 50 củasách, ông Trần Ích Nguyên không viết câu kết luận trên). Còn thắc mắccủa Trần Ích Nguyên về địa danh huyện Thanh Tuyền không biết chínhxác ở đâu, trang 50 của sách, thì xin thưa, huyện này nay chính là huyệnBình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú.4. Như vậy, theo chúng tôi, thông tin Nguyễn Dữ là học trò xuất sắccủa Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ là lời các cụ tiên Nho theo truyền thuyếtdân gian mà ghi lại chứ các cụ không kiểm chứng, cũng có thể do các cụnhầm, hoặc vì quá yêu mến và ngưỡng vọng, muốn tôn vinh nhà tưtưởng - hiền triết, nhà thơ đạo lý Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm màgán cho? Từ đó, các học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước ởthế kỷ XX và mấy năm đầu thế kỷ XXI lại y cứ mà viết theo. Thiết nghĩviệc này chúng ta nên tỉnh táo, nếu không thì vẫn còn sẽ tiếp tục truyềnđạt lại (giảng hoặc viết) những truyền thuyết, giai thoại dân gian, thiếutính khoa học cho các thế hệ tương lai.Trên cơ sở đó, chúng tôi đi đến kết luận Nguyễn Dữ là người sống cùngthời với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lớn hơn hay bằng hoặc nhỏ hơn NguyễnBỉnh Khiêm vài ba tuổi, lại hiển vinh đỗ đạt trước Nguyễn Bỉnh Khiêmđến hơn 10 năm. Như vậy, ông sinh khoảng trong mười năm cuối thế kỷXV, và mất tại nơi ẩn cư Thanh Hoá khoảng giữa thế kỷ XVI, xuất thântrong gia đình có truyền thống văn chương khoa cử, thế gia vọng tộc,nên ông không thể là học trò của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưcác cụ ngày xưa và các học giả thế kỷ XX đã viết.Vấn đề thứ ba: CÓ PHẢI PHÙNG KHẮC KHOAN LÀ BẠN HỌC CỦANGUYỄN DỮ ?Cũng trong những công trình, tài liệu đã nêu ở mục hai, các cụ ngày xưavà các nhà nghiên cứu hôm nay y cứ mà viết theo khi cho rằng PhùngKhắc Khoan và Nguyễn Dữ là bạn học, tức bạn đồng môn nơi trườnghọc của danh sư Nguyễn Bỉnh Khiêm tại am Bạch Vân.Việc này lại càng lạ hơn và chúng tôi không hiểu tại sao các cụ tiên Nholại viết như thế, rồi các nhà nghiên cứu khoa học Ngữ văn hôm nay lại ycứ viết theo, trong đó có những vị GS khả kính mà chúng tôi đã từng cómay mắn được thụ giáo. Có lẽ là do quý Thầy không để ý đó thôi?Ở trên chúng tôi đã nói Phùng Khắc Khoan, Đinh Thì Trung, Trương ThìCử, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyện… đúng là những học trò xuất sắclàm rạng danh cho Thầy giáo lỗi lạc, nhà hiền triết vĩ đại, nhà thơ lớnNguyễn Bỉnh Khiêm. Nhưng với Nguyễn Dữ thì không phải, mà ông làngười sống cùng thời với cụ Trạng Trình, thành danh đỗ đạt trước BạchVân tiên sinh. Thế thì Phùng Khắc Khoan làm sao lại là bạn học vớiNguyễn Dữ được?Hãy trở lại tiểu sử các vị thì sẽ rõ. Hiện chưa có chứng cứ minh định vềnăm sinh và mất của Nguyễn Dữ, nhưng những ghi chép còn lại của HàThiện Hán, của Vũ Khâm Lân, của Lê Quý Đôn, của Vũ Phương Đề mà ởtrên có nêu cũng đủ chứng minh cho vấn đề nêu ra. Ta thừa nhậnNguyễn Dữ thi Hương đỗ Hương cống vào hồi cuối Hậu Lê sơ, từngnhiều lần thi Hội trúng Tam trường, có ra làm quan cho nhà Hậu Lêđược một năm, sau đó lấy cớ mẹ già cáo quan về ẩn cư ở quê, cũng cóthể là ở Thanh Hoá, suốt đời không bước chân đến chốn thị thành vàotrước năm 1527 hoặc trong năm 1527, khi họ Mạc tiếm ngôi nhà Lê.Trong khi đó thì Phùng Khắc Khoan lại sinh năm 1528. Như vậy, khiPhùng tiên sinh còn là hạt bụi thì cụ Nguyễn Dữ đã là nho sinh lặn lộinơi trường thi rồi hoặc đang làm quan và một năm trước khi họ Phùngmới oe oe cất tiếng khóc chào đời thì cụ Nguyễn Dữ đã rũ áo từ quanvề quê để phụng dưỡng mẹ già! Lại nữa, theo tiểu sử của Phùng KhắcKhoan thì thuở nhỏ ông học ở cha mẹ, đến năm 16 tuổi thì khăn góiđến trọ học tại nhà thầy, ước tính vào năm 1543, đó cũng là nămNguyễn Bỉnh Khiêm vừa mới cáo quan về quê dựng am Bạch Vân dạyhọc, lập quán Trung Tân để cứu giúp người cơ nhỡ. Chi tiết lịch sử nàylại rất chính xác với tiểu sử hành trạng của Trạng Trình và Trạng Bùng.Thời điểm mà Phùng tiên sinh đến thụ giáo tại am Bạch Vân vào năm1543 thì đó cũng là lúc Nguyễn Dữ đã yên vui tuổi già nơi thôn quê tĩnhlặng hay nơi núi rừng thanh vắng, lấy đâu ra hình ảnh một ông đầu bạccùng ngồi học ê a với chàng tóc xanh nơi Bạch Vân am !?Nhân đây xin nói thêm, tác gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: