Danh mục tài liệu

Nghiên cứu đề xuất mô hình Trường Đại học Vinh theo hướng đại học thông minh bền vững

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.70 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp các khái niệm, thuật ngữ về trường đại học thông minh bền vững và một số cách tiếp cận hiện nay đối với mô hình này. Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược phát triển của Nhà trường nhằm đạt mục tiêu đặt ra trở thành đại học thông minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đề xuất mô hình Trường Đại học Vinh theo hướng đại học thông minh bền vữngVinh University Journal of Science Vol. 53, No. 3B/2024 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH THEO HƯỚNG ĐẠI HỌC THÔNG MINH BỀN VỮNG Lê Văn Điệp1,*, Bành Thị Thảo2, Nguyễn Thị Thanh Mai3, Đỗ Mai Trang4, Nguyễn Hoàng Dũng1, Hoàng Hà Nam5 1 Viện Nghiên cứu và Đào tạo trực tuyến, Trường Đại học Vinh, Nghệ An, Việt Nam 2 Trường Kinh tế, Trường Đại học Vinh, Nghệ An, Việt Nam 3 Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh, Nghệ An, Việt Nam 4 Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Vinh, Nghệ An, Việt Nam 5 Phòng Hành chính Tổng hợp, Trường Đại học Vinh, Nghệ An, Việt Nam ARTICLE INFORMATION TÓM TẮT Journal: Vinh University Đại học thông minh là một hình thức giáo dục đại học hiện đại Journal of Science nhờ việc ứng dựng công nghệ tiên tiến vào phát triển các dịch vụ Social Science and Humanities nhằm nâng cao hiệu quả, tạo môi trường làm việc sáng tạo, hiệu p-ISSN: 3030-4660 quả, bền vững và đáp ứng lợi ích các bên liên quan. Bài viết cung e-ISSN: 3030-4024 cấp các khái niệm, thuật ngữ về trường đại học thông minh bền Volume: 53 vững và một số cách tiếp cận hiện nay đối với mô hình này. Kết Issue: 3B quả khảo sát các bên liên quan cho thấy mô hình Trường Đại học *Correspondence: Vinh thông minh bền vững được đề xuất với 35 chỉ số khá phù levandiep@vinhuni.edu.vn hợp với bối cảnh của Trường. Đây là kết quả khảo sát các bên liên Received: 26 June 2024 quan lần đầu tiên được thực hiện ở Trường Đại học Vinh về mô Accepted: 06 September 2024 hình đại học thông minh, kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa Published: 20 September 2024 học cho việc xây dựng chiến lược phát triển của Nhà trường nhằm Citation: đạt mục tiêu đặt ra trở thành đại học thông minh. Le Van Diep, Banh Thi Thao, Từ khóa: Trường Đại học Vinh; đại học thông minh; các hướngNguyen Thi Thanh Mai, Do Mai tiếp cận; các chỉ số. Trang, Nguyen Hoang Dung, Hoang Ha Nam (2024). 1. Giới thiệu Proposing a model of Vinh University towards a smart Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin có những sustainable university. bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc với nhiều loại hình công Vinh Uni. J. Sci. nghệ như Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (big data), điện Vol. 53 (3B), pp. 39-48 toán đám mây (clound computing), và trí tuệ nhân tạo (AI) doi: 10.56824/vujs.2024b074b (Baldassarre et al., 2018; Ayala-Pazmiño, 2023). Các tổ chức giáo dục đại học trên toàn thế giới đã và đang áp dụng OPEN ACCESS chuyển đổi số với việc sử dụng những công nghệ này trong Copyright © 2024. This is an khuôn viên trường đại học để cải tiến và nâng cao chất Open Access article distributed lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người học và các bên under the terms of the Creative Commons Attribution License liên quan (Baldassarre et al., 2018; Das et al., 2022; (CC BY NC), which permits Coccoli et al., 2017). non-commercially to share Trường đại học hay khuôn viên đại học (campus) được (copy and redistribute the chuyển đổi số trong các hoạt động thì được gọi là “đại học material in any medium) or thông minh - smart university” hay “khuôn viên thông minh adapt (remix, transform, and build upon the material), - smart campus” (Dong et al., 2020; Samancioglu & Nuere, provided the original work is 2023). Việc chuyển đổi số với sự hỗ trợ tích cực của công properly cited. nghệ thông tin như sử dụng internet trong kết nối và tìm kiếm 39 Lê Văn Điệp và cộng sự / Nghiên cứu đề xuất mô hình Trường Đại học Vinh theo hướng đại học thông minh...thông tin, cung cấp hệ thống bài giảng e-learning, truy cập dữ liệu số, sử dụng công nghệdữ liệu lớn… ở các cơ sở thông minh này sẽ thúc đẩy các hoạt động giảng dạy, học tập,nghiên cứu khoa học. Việc ứng dụng công nghệ cũng thúc đẩy học tập suốt đời, nghiêncứu, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, đồng thời cung cấp nhiều chương trình tiện ích chongười học (Polin et al., 2023; Fachinelli et al., 2023; Awuzie et al., 2021; Nghiêm, 2023).Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có một khuôn mẫu chung nào về mô hình đại học thôngminh được thế giới công nhận, thậm chí các khái niệm về đại học thông minh vẫn đangđược đề xuất theo nhiều hướng khác nhau. Vì vậy, câu hỏi từ người học và những ngườiquan tâm là: Đại học thông minh sẽ trông như thế nào? Các thành phần chính cấu thànhnên đại học thông minh là gì? Điều này vẫn đang được các nhà quản lý quan tâm và nhàkhoa học tiếp tục nghiên cứu và cập nhật (Samancioglu & Nuere, 2023; Ahmed et al.,2020; Kifor et al., 2023). 1.1. Cách tiếp cận Hiện nay, có ba cách tiếp cận chính về đại học thông minh như sau: 1) Đại học thông minh được xây dựng trên nền tảng của thành phố thông minh, haynói cách khác, đại học thông minh là mô hình thu nhỏ của thành phố thông minh (Baldi etal., 2023; Imbar 2020). Với hướng tiếp cận này, con người trở thành trung tâm và các tiệních xung quanh thành phố thông minh như kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiệnđại, khoa học - công nghệ phát triển, dịch vụ ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: