Danh mục tài liệu

Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.02 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả tập trung tìm hiểu quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng. Tìm hiểu những bất cập trong quy định làm ảnh hưởng đến giải quyết vụ việc dân sự. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật. Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC DÂN SỰ KHI CHƯA CÓ ĐIỀU LUẬT ĐỂ ÁP DỤNG Mai Thị Mị 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Quyền yêu cầu toà án giải quyết vụ việc dân sự là một trong những quyền cơ bản của conngười. Khi quyền và lợi ích hợp pháp của một chủ thể bị xâm phạm, hoặc cần công nhận hoặc khôngcông nhận một vấn đề pháp lý thì chủ thể đó có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết.Quyền yêu cầu của đương sự làm phát sinh trách nhiệm thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự của Toàán. Những vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng thì Toà án không có những quy phạm phápluật trực tiếp để áp dụng. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng cónhững điểm khác biệt cần được nghiên cứu một cách cụ thể. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tácgiả tập trung tìm hiểu quy định của pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự về giải quyết vụ việcdân sự khi chưa có điều luật để áp dụng. Tìm hiểu những bất cập trong quy định làm ảnh hưởngđến giải quyết vụ việc dân sự. Từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của phápluật. Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Từ khóa: chưa có điều luật để áp dụng, nguyên tắc, vụ việc dân sự.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quyền dân sự nói chung, quyền yêu cầu toà án giải quyết vụ việc dân sự nói riêng là một trongnhững quyền cơ bản của con người đã được quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế. “Ai cũngcó quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạmnhững quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận” (Đại hội đồng Liên hợp quốc,1948).Ở nước ta quyền yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc dân sự được Hiến pháp ghi nhận và được cụ thểhoá trong quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Để đảm bảo nguyên tắc quản lý xã hội bằng pháp luật, Nhà nước ban hành và hoàn thiện hệthống pháp luật. Tuy nhiên, xã hội luôn thay đổi, phát triển chính vì vậy hệ thống pháp luật có thểchưa bao trùm hết các quan hệ xã hội, đặc biệt là những quan hệ mới phát sinh. Chính vì vậy đểđảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được giải quyết nhanh chóng, hiệu quả và đầyđủ. Pháp luật dân sự đưa ra quy định “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý dochưa có điều luật để áp dụng” tại Khoản 2, Điều 14 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, Toà án phải thụlý giải quyết vụ việc dân sự ngay cả khi chưa có điều luật để áp dụng. Toà án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng bảo đảm cho quyềnvà lợi ích hợp pháp của người dân được giải quyết hiệu quả và triệt để. Việc giải quyết vụ việc dânsự khi chưa có điều luật để áp dụng có nhiều điểm khác biệt so với vụ việc dân sự đã được pháp luậtquy định cụ thể, rõ ràng. Những vụ việc dân sự đã được pháp luật quy định thì Toà án căn cứ vàoquy định của pháp luật để giải quyết. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng thì Toà án sửdụng các nguồn được chỉ dẫn theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để giải quyết. Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng là một nội dung quantrọng đảm bảo cho quyền dân sự của người dân. Chính vì vậy pháp luật dân sự và tố tụng dân sự đãcó các quy định khá đầy đủ bằng quy định về nguồn áp dụng trong quá trình giải quyết. Tuy nhiên,ở cả góc độ lý luận và thực tiễn vẫn còn tồn tại những bất cập đối với nguyên tắc này. Quy định về“Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng” chưa thực sự rõ ràng. Nguồn để Toà án áp dụng giải 269quyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng còn thể hiện nhiều yếu tố chưa khả thi. Đâychính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng pháp luật một cách tuỳ tiện, chưa giảiquyết hiệu quả và thống nhất vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ về nguyến tắc giải quyết vụ việc dân sựkhi chưa có điều luật để áp dụng là thực sự cần thiết. Tìm hiểu những vấn đề lý luận, phân tích quyđịnh của pháp luật để hiểu rõ về nguyên tắc và thấy được thực trạng áp dụng. Tìm ra những điểmhạn chế, bất cập từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết vụviệc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng, góp phần áp dụng thống nhất pháp luật, báo đảm quyềnvà lợi ích hợp pháp của đương sự.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thiện bài nghiên cứu, và đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng một số cácphương pháp sau: Phương pháp phân tích được xem là phương pháp chủ yếu trong suốt quá trình nghiên cứu bàiviết. Phương pháp này giúp tác giả phân tích, làm sáng tỏ quy định của pháp luật về nguyên tắc giảiquyết vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp liệt kê để nêu ra các quy định của pháp luật vềnguyên tắc thụ lý vụ việc dân sự khi chưa có điều luật để áp dụng và nguồn luật để giải quyết nhữngvụ việc này. Để thấy được sự tiến bộ hay bất cập, hạn chế từ quy định của pháp luật tác giả sử dụng phươngpháp so sánh. Phương pháp so sách còn giúp phân biệt nguồn áp dụng khi giải quyết vụ việc dân sựchưa có điều luật để áp dụng với vụ việc dân sự đã có quy định của pháp luật điều chỉnh. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp giải thích, phươngpháp bình luận để hoàn thiện bài nghiên cứu của mình.3. NỘI DUNG 3.1. Quy định của pháp luật về giải quyết vụ việc khi chưa có điều luật để áp dụng 3.1.1. Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng Nội dung của vụ việc dân sự bao gồm hai vấn đề là vụ án dân sự và việc dân sự. “Vụ việc dânsự phát sinh tại Toà án nhân dân trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi đơn tới Toà áncó thẩm quyền đề nghị Toà án giải quyết các vấn đề tranh chấp, các yêu cầu ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: