Danh mục tài liệu

Quan hệ giữa trò diễn với lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng vùng châu thổ Bắc Bộ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.51 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một trong những dấu ấn tạo nên sự độc đáo và đặc sắc của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là lễ hội dân gian – môi trường diễn xướng, bảo lưu và phát triển nhiều yếu tố văn hóa truyền thống trong đó có trò diễn. Trong lễ hội, trò diễn gắn liền với các nhân vật được phụng thờ, tạo nên đặc sắc riêng, làm cho lễ hội làng này được phân biệt với lễ hội làng khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan hệ giữa trò diễn với lễ hội trong đời sống văn hóa cộng đồng vùng châu thổ Bắc BộQUAN HỆ GIỮA TRÒ DIỄN VỚI LỄ HỘI TRONG ĐỜI SỐNG VĂNHÓA CỘNG ĐỒNG VÙNG CHÂU THỔ BẮC BỘĐẶNG HOÀI THUTóm tắtMột trong những dấu ấn tạo nên sựđộc đáo và đặc sắc của vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ là lễ hội dân gian – môi trườngdiễn xướng, bảo lưu và phát triển nhiều yếu tố văn hóa truyền thống trong đó có tròdiễn. Trong lễ hội, trò diễn gắn liền với các nhân vật được phụng thờ, tạo nên đặc sắcriêng, làm cho lễ hội làng này được phân biệt với lễ hội làng khác. Trò diễn tạo chocon người một sự “bứt phá” ra khỏi những ràng buộc thường ngày để cảm nhận mộtniềm hân hoan, phóng túng. Vì vậy, trò diễn đóng vai trò cực kì quan trọng trong lễhội. Bài viết đi sâu phân tích mối quan hệ của trò diễn với lễ hội vừa như một thành tốcủa lễ hộ lại vừa như độc lập với lễ hội.Một trong những dấu ấn tạo nên sự độc đáo và đặc sắc của vùng vănhóa châu thổ Bắc bộ là lễ hội dân gian - môi trường diễn xướng, bảo lưu vàphát triển nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Trong quá trình hình thành vàphát triển, lễ hội dân gian nơi đây đã chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi nhữngđiều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử của mảnh đất này.Lễ hội dân gian của người Việt ở châu thổ Bắc bộ chủ yếu là hội làng.Bởi, nói đến sản xuất nông nghiệp ở châu thổ Bắc bộ là nói đến nông dân vàlàng xóm, một tổ chức hoàn thiện và phổ biến nhất trong mô hình sản xuấtnông nghiệp ở nước ta từ trước đến nay. Có thể thấy, điều kiện tự nhiên nhưnhiệt độ, độ ẩm, gió mùa, cùng nền văn minh trồng lúa nước là những yếu tốảnh hưởng khá sâu đậm đến đời sống văn hóa vật chất và tinh thần củangười Việt vùng châu thổ Bắc bộ.Làng xã cổ truyền của người Việt ở châu thổ Bắc bộ tồn tại như mộtchỉnh thể kinh tế, xã hội, văn hóa cấp cơ sở của nước. Nói cách khác, làng làmột kết cấu xã hội có tính cộng đồng cao về lãnh thổ, kinh tế và văn hóa.Làng phần lớn được cố kết từ dòng họ, tạo ra quan hệ nhiều chiều, nhiềutầng, nội tại, để thắt chặt con người cá thể cũng như từng nhóm xã hội với cảlàng. Rõ ràng, làng có vai trò rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp, đảm bảosự công bằng và bền vững của xã hội nông thôn. Sau lũy tre làng, nhữngngười nông dân cùng sinh sống yên ổn trong nền kinh tế tự cung tự cấp.Làng có hương ước, có thành hoàng, có nghi thức thờ cúng, có hệ thốngđình, chùa, miếu để dân làng tổ chức lễ hội.LàngtamởhộiChiêng khua, trống gióng vang lừng bốn bêntưngbừngSản xuất nông nghiệp lâu đời đã chi phối nhiều mặt cuộc sống của ngườinông dân, từ cách làm, cách nghĩ, từ sinh hoạt đến lý tưởng thẩm mỹ, v.v...Người Việt trong sinh hoạt lao động sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, nươngnhờ tự nhiên hơn là chiếm lĩnh, làm chủ tự nhiên. Do đó trong tâm thức ngườiViệt, thể hiện thành sự tôn trọng, sùng bái tự nhiên; trong hành động, cư dânnơi đây ưa sự lựa chọn có tính chất thích nghi với tự nhiên, tận dụng tự nhiênhơn là chinh phục tự nhiên, dùng sức người thay thế tự nhiên; trong sinh hoạtthể hiện thành lối sống hòa hợp, hòa mình với tự nhiên, gắn bó với môitrường tự nhiên. Người Việt thường hay gắn các loại nghi lễ chuyển tiếp trongđời sống của mình với các nghi lễ liên quan đến sự chuyển tiếp của vũ trụ: từtháng này sang tháng khác (lễ rằm), từ mùa này sang mùa khác (các ngàychí, ngày phân), từ năm này sang năm khác (ngày tết). Nghề nông trồng lúacũng có nhịp điệu mùa, nương theo nhịp điệu của tự nhiên, việc trồng lúabuộc người nông dân phải nắm được sự chuyển vận của thời tiết, khí hậu vốncó của tự nhiên để biến chúng thành thời vụ tương ứng với một giai đoạn nàođó trong quá trình sinh trưởng của cây lúa. Chắc chắn với người dân Việt cổ,đã có một nghề nông phát triển hàng ngàn năm trước Công nguyên thì cũngcó một vũ trụ quan, dù thô sơ, quan niệm về thời gian gắn chặt với chu kỳnông lịch. Đến lịch nông, lại gắn với những hội mùa và nghi lễ. Do vậy, thiênnhiên đã được phân chia theo “hàm nghĩa văn hóa”(1, tr. 44 - 48). Thời giantrôi đi, lễ hội diễn ra hết lần này đến lần khác, ghi dấu các chu trình của mặttrăng (trong những nền văn hóa mà ở đó âm lịch đã và vẫn đang được dùngtới), cùng với sự lặp lại hàng năm của mùa trồng cấy và thu hoạch. Lễ hộidiễn ra theo lịch, hoặc là vào một ngày nhất định mỗi tháng, hoặc vào mộtngày, một thời điểm mỗi năm. Chu kỳ thời gian là cơ sở cho lễ hội, không phụthuộc vào tác nhân con người. Lễ hội ràng buộc một nhóm xã hội vào tácđộng có tính chu kỳ đó, thiết lập mối tiếp xúc với vũ trụ và các quá trình vĩnhcửu theo thời gian(2, tr. 149).Văn hóa lúa nước có nhịp điệu mùa, tương ứng với công việc làm ăn lànhững ngày xuống đồng khẩn trương, những ngày mùa rộn rã hay các tháng“nông nhàn” rỗi việc, khá thảnh thơi. Ba tháng đầu năm, xưa vẫn được coi lànhững tháng nông nhàn, mùa nhàn rỗi, mùa hội hè, là những tháng chờ mưađể cày cấy. Do vậy, người Việt có câu:Tháng giêng ăn Tết ở nhàTháng hai đình đám, tháng ba hội hè.Cho đến tháng tư, những trận mưa rào mùa hạ đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: