Danh mục tài liệu

Quản lý đầu tư công với phát triển bền vững kinh tế ở Đồng Tháp

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.31 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong thời gian qua, mặt dù đầu tư công đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thay đổi đáng kể bề mặt xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả đầu tư công của tỉnh nhìn chung vẫn chưa đạt được như mong muốn. Trong thời gian tới, tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, chính quyền tỉnh cần quan tâm thực hiện để góp phần vào thực hiện thành công công cuộc phát triển kinh tế tỉnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý đầu tư công với phát triển bền vững kinh tế ở Đồng Tháp QUẢN LÝ ĐẦU TƢ CÔNG VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ Ở ĐỒNG THÁP ThS. Lê Văn Tuấn Đại học Đồng Tháp Tóm tắt Đồng Tháp là một trong những điểm sáng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước về môi trường đầu tư. Trong nhiều năm liền, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đồng Tháp luôn ở nhóm 5 tỉnh có thứ hạng đứng đầu cả nước (trừ năm 2007 xếp hạng 65, xếp hạng 1 năm 2012, năm 2016 đứng thứ 3 cả nước và đứng đầu vùng ĐBSCL) (VCCI, 2016), hệ thống các cơ quan hành chính của tỉnh cũng thuộc nhóm đứng đầu cả nước về mức độ sẵn ứng dụng thu hút đầu tư được đẩy mạnh, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Từ đó, cho thấy chính quyền địa phương biết quan tâm và có trách nhiệm đối với cộng đồng, doanh nghiệp đang đầu tư ở tại địa phương. Ngoài thế mạnh sẵn có là cung ứng nguyên liệu nông nghiệp (lúa, cá, trái cây), Đồng Tháp có nhiều tiềm năng phát triển mạnh khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ và phát triển ở mức độ vừa phải khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng. Trong thời gian qua, mặt dù đầu tư công đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thay đổi đáng kể bề mặt xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả đầu tư công của tỉnh nhìn chung vẫn chưa đạt được như mong muốn. Trong thời gian tới, tăng cường công tác quản lý hoạt động đầu tư công trên địa bàn tỉnh là một trong những giải pháp vô cùng quan trọng, chính quyền tỉnh cần quan tâm thực hiện để góp phần vào thực hiện thành công công cuộc phát triển kinh tế tỉnh. Từ khóa: Quản lý, vốn đầu tư, đầu tư công, xây dựng cơ bản, ngân sách nhà nước, phát triển bền vững I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG Ở vùng ĐBCL, Đồng Tháp là địa phương duy nhất có 2 nhánh sông chính của sông Mekong (sông Tiền và sông Hậu) chảy qua trung tâm của vùng ĐBSCL, mang đến lượng phù sa và nguồn nước ngọt dồi dào phục vụ phát triển sản xuất nông - thủy sản. Thủy sản và lúa (vựa lúa lớn thứ 3 của Việt Nam) là hai thế mạnh của tỉnh (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2011) vị trí nằm sát thượng lưu sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ từ biên giới Việt Nam - Campuchia ra biển, tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam Á và là cửa ngỏ của vùng Tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2014). Do vậy, Đồng Tháp có nhiều thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc được cung cấp nguồn nước ngọt, bồi đắp phù sa. Đồng Tháp còn có tuyến hệ thống giao thông thủy quốc tế quan trọng nối cảng Đồng Tháp với Campuchia và biển Đông, cảng Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. 257 Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước và thế giới, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua vẫn duy trì được khả năng tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch và thu nhập người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2014 là chưa ổn định và biên độ dao động khá lớn, đạt 14,1%/năm/KH 14,5%/năm trong 5 năm 2006-2010 và mức tăng trưởng này có xu hướng chậm lại 5 năm 2011-2015, giảm còn 9,5%/năm/KH 13,0%/năm (theo giá năm 1994), GRDP bình quân đầu người ước đạt 32,6 triệu đồng, tương đương 1.517 USD, bằng 1,61 lần năm 2010 (theo giá thực tế) (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2009; UBND tỉnh Đồng Tháp, 2017). Kinh tế tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, mức chuyển dịch chậm, năm 2010 (theo giá hiện hành), cơ cấu kinh tế chuyển sang công nghiệp hoá với 50,04% khu vực 1, 22,5% khu vực 2 và 27,46% khu vực 3. Đến năm 2012, khu vực 1 là 49,18%, 23,43% khu vực 2 và 27,39% khu vực 3. Năm 2015, khu vực 1 đạt 37%, trong khi đó khu vực 2 đạt 22,57% và khu vực 3 đạt 40,28% (UBND tỉnh Đồng Tháp, 2015; UBND tỉnh Đồng Tháp, 2009). Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng và duy trì với hai mặt hàng chủ lực là lúa, thủy sản và một số mặt hàng khác. Nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt, thích ứng với những biến động khó lường của thị trường, đáp ứng dần theo nhu cầu của xã hội. Hàng hóa nội được khuyến khích sử dụng thông qua các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, các khu, cụm công nghiệp; một số sản phẩm của tỉnh như: trái cây, rau củ quả, nem, bánh phồng tôm, các sản phẩm sau gạo, bước đầu đã vào các hệ thống siêu thị của tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh... Doanh nghiệp Cỏ May, Công ty Cẩm Nguyên, Công ty Lương thực Đồng Tháp đã đi đầu xây dựng thương hiệu gạo cao cấp hướng đến hệ thống phân phối quốc gia và nước ngoài. Công tác xúc tiến thương mại, đầu tư chuyển biến tích cực. Hình ảnh, môi trường kinh doanh, đầu tư của Tỉnh được tăng cường quảng bá, mở rộng tiếp cận với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã thu hút nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là các đối tác đến từ Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc… mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Tỉnh. Ngoài ra, đã có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu đầu tư vào Tỉnh như: Tập đoàn QMI - Đài Loan, tập đoàn KRC (Hàn Quốc), Tập đoàn đầu tư tài chính Dialog - Nga, Tập đoàn CJ - Hàn Quốc, Tập đoàn Injae - Hàn Quốc, Tổng công ty dệt may… Hệ thống kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh. Trong đó, tập trung đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, hạ tầng thương mại - dịch vụ, du lịch, đô thị, trườ ...

Tài liệu có liên quan: