
QUY ĐỊNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUY ĐỊNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc QUY ĐỊNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 1142/QĐ-ĐHM, ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh) CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng là tất cả các sinh viên và nhóm sinh viên thuộc hệ đại học chính quy tập trung dài hạn. Các sinh viên các hệ khác cũng được khuyến khích tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH), các trường hợp cụ thể sẽ được Trưởng khoa chuyên ngành phụ trách xem xét. Sinh viên có kết quả học tập đạt từ khá trở lên được khuyến khích thực hiện NCKH.Điều 2. Mục đích NCKH 1. Mục đích của công tác NCKH trong sinh viên là phục vụ trực tiếp cho quá trình học tập, nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. 2. Sinh viên sẽ tiếp cận và vận dụng các phương pháp NCKH vào để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hiểu rõ hơn các lĩnh vực lý thuyết cũng như các vấn đề thực tiễn trong đời sống. 3. Ngoài ra, việc NCKH còn tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện, nâng cao năng lực NCKH, phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.Điều 3. Yêu cầu về NCKH Việc tổ chức và thực hiện NCKH phải phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên; phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của Trường Đại học Mở TP.HCM; và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội. Việc NCKH không được để ảnh hưởng không tốt đến học tập chính khóa của sinh viên.Điều 4. Nội dung NCKH 1. Nghiên cứu những vấn đề thuộc tất cả các lĩnh vực trong đời sống, xã hội. 2. Sinh viên triển khai áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, đời sống và an ninh quốc phòng. Trang 1Quy định nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Mở TP.HCMĐiều 5. Hình thức thực hiện NCKH 1. Sinh viên thực hiện NCKH thông qua đăng ký các đề tài NCKH. Đề tài NCKH của sinh viên được giải cấp trường sẽ được xem xét tuyển chọn dự thi giải thưởng sinh viên NCKH cấp Bộ và giải thưởng khoa học sinh viên cấp Thành phố – Euréka, chương trình vườn ươm sáng tạo khoa học và công nghệ trẻ. 2. Sinh viên có thể tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, hội thi sáng tạo khoa học công nghệ trẻ, thông tin khoa học công nghệ, câu lạc bộ khoa học sinh viên, viết bài đăng trên các tạp chí khoa học. Nhà trường khuyến khích sinh viên thực hiện các đề tài NCKH đoạt giải đăng bài trong các tạp chí khoa học. CHƯƠNG II. QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊNĐiều 6. Đề tài NCKH của sinh viên 1. Đề tài NCKH của sinh viên được thực hiện bởi một sinh viên hoặc một nhóm sinh viên (không quá 5 sinh viên), dưới sự hướng dẫn của một hoặc một số giảng viên, cán bộ nghiên cứu (không quá 2 giảng viên, cán bộ hướng dẫn) trên một đề tài. 2. Đề tài NCKH do sinh viên tự chọn, hoặc có thể là một phần trong đề tài NCKH các cấp do một hoặc một số giảng viên, cán bộ nghiên cứu chủ trì. 3. Đề tài NCKH của sinh viên (đối với cá nhân sinh viên thực hiện) có thể được chuyển thành khóa luận tốt nghiệp khi được Giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp đồng ý. 4. Đề tài NCKH của sinh viên cấp trường được BGH phê duyệt và tổ chức đánh giá.Điều 7. Kinh phí NCKH Hàng năm, Hiệu trưởng quyết định dành một khoản kinh phí thích hợp để hỗ trợ hoạt động NCKH của sinh viên. Kinh phí này được trích từ quỹ NCKH của trường và từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động khoa học và công nghệ. Trên cơ sở kinh phí NCKH sinh viên cấp cho các khoa, các khoa sẽ xem xét cấp kinh phí cho các đề tài.Điều 8. Trách nhiệm của các đơn vị trong công tác NCKH của sinh viên 1. Các khoa: - Lãnh đạo khoa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động NCKH của sinh viên. Lãnh đạo khoa tổ chức hoạt động NCKH trong sinh viên và tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia NCKH. - Lãnh đạo khoa phân công và giới thiệu giảng viên hướng dẫn sinh viên NCKH. Tùy thuộc vào mục tiêu và chất lượng cụ thể của đề tài, lãnh đạo khoa sẽ xem xét cấp kinh phí cho một số đề tài NCKH của sinh viên. - Các giảng viên hướng dẫn có trách nhiệm gợi ý hướng nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Trang 2Quy định nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Mở TP.HCM 2. Phòng Hợp tác và Quản lý khoa học (P. HT&QLKH): là đơn vị chức năng chịu trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra chính các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. P. HT&QLKH có trách nhiệm chủ yếu sau: - Thúc đẩy các khoa triển khai công tác NCKH trong sinh viên. - Phối hợp cùng các khoa và Ban Học tập – Nghiên cứu khoa học (HT- NCKH) của Đòan trường tập hợp các đề tài đăng ký, sơ duyệt, trình BGH duyệt và chuẩn y danh mục đề tài. - Thực hiện chức năng quản lý nhà nước các hoạt động NCKH của sinh viên về danh mục đề tài, thời gian thực hiện, ký hợp đồng nghiên cứu, phối hợp với phòng Tài chính – Kế toán giải quyết các thủ tục cấp kinh phí cho các đề tài. - Tổ chức hội đồng đánh giá các đề tài NCKH, xét giả ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quy định nghiên cứu nghiên cứu khoa Quyết định số 1142/QĐ-ĐHM giáo dục đại học đào tạo đại họcTài liệu có liên quan:
-
10 trang 225 1 0
-
171 trang 225 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 225 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
200 trang 198 0 0
-
7 trang 193 0 0
-
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 187 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 186 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 178 1 0 -
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
11 trang 154 0 0 -
7 trang 145 0 0
-
Sổ giáo án lý thuyết, giáo án thực hành, giáo án tích hợp.
27 trang 138 0 0 -
SLIDE QUẢN TRỊ NHÂN LỰC - CHƯƠNG 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 136 0 0 -
Chuyển đổi số: cơ sở và ứng dụng
18 trang 135 0 0 -
Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số
8 trang 125 0 0 -
Vai trò của trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ trong cầu đại học của các hộ gia đình
9 trang 116 0 0 -
17 trang 108 2 0
-
Tiểu luận: GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA
24 trang 106 0 0 -
Thực trạng liên thông từ giáo dục nghề nghiệp lên giáo dục đại học
5 trang 105 0 0 -
Đề án về Đổi mới giáo dục đại học
131 trang 104 0 0