
Sử dụng phần mềm Mathematica trong dạy học Vật lí ở trường đại học
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Sử dụng phần mềm Mathematica trong dạy học Vật lí ở trường đại họcHỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016 SỬ DỤNG PHẦN MỀM MATHEMATICA TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC Huỳnh Trọng Dương, Võ Thị Hoa Khoa Lí-Hoá-Sinh, Trường Đại học Quảng Nam Tóm tắt Phần mềm Mathematica là một phần mềm tổ hợp các thao tác tính toán bằng kí hiệu, tínhsố, xử lí đồ hoạ và lập trình. Trong lĩnh vực giáo dục, việc sử dụng phần mềm trong nghiên cứu,học tập các môn khoa học tự nhiên nói chung và vật lí nói riêng, đã đem lại những thành tựu vôcùng quan trọng. Bài viết này đề cập đến các ứng dụng của phần mềm Mathematica trong giảngdạy bộ môn Vật lí. Về cơ bản, phần mềm này cung cấp một nền tảng Toán học trên máy tính, chophép người dạy tập trung đi sâu vào các khái niệm Vật lí thay vì mất thời gian đi qua các bước đạisố hay toán học mà người học đã biết. Ngoài ra, Mathematica có thể mô phỏng các hiện tượngkhoa học và quá trình xảy ra của hiện tượng đó đi kèm với sự thay đổi các thông số một cách tuỳý, giúp người học hiểu sâu hơn các hiện tượng khoa học.Từ khoá: Mathematica, dạy học, vật lí.1. Mở đầu Phần mềm Mathematica được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1988 bởi hãng WolframResearch. Với những tính năng vượt trội, phần mềm đã gây ấn tượng sâu sắc đối với ngườisử dụng máy tính trong kĩ thuật và các lĩnh vực khác. Đây là một phần mềm tổ hợp cácthao tác tính toán bằng kí hiệu, bằng số, xử lí đồ hoạ và lập trình. Mục đích chính của phầnmềm khi hãng Wolfram đưa ra lần đầu tiên là hỗ trợ nghiên cứu cho các ngành khoa họcvật lí, công nghệ và toán học. Chỉ một vài năm sau đó, Mathematica trở nên rất quan trọngtrong một phạm vi rộng hơn và được sử dụng trong toàn bộ các ngành khoa học thuộc lĩnhvực tự nhiên cũng như xã hội. Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các phiên bảnMathematica ngày càng hiện đại cùng với sự mở rộng nhiều tính năng ra đời, các ứngdụng của Mathematica được khai thác mạnh mẽ hơn bao giờ hết, nó không chỉ được sửdụng trong các ngành khoa học tự nhiên như vật lí, sinh học, toán học, hóa học, công nghệmà còn là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các ngành khoa học xã hội cũng như các lĩnhvực khoa học khác. Phần mềm Mathematica còn được các trường đại học trên thế giới sửdụng trong việc soạn thảo giáo án, nghiên cứu và hỗ trợ học tập cho sinh viên. Thực tế cho thấy, việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập cácmôn học nói chung, đã đem lại những thành tựu vô cùng quan trọng. Với giao diện thânthiện, Mathematica là công cụ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động dạy - học, giúp cho sựtương tác giữa người dạy và người học đạt hiệu quả cao. Bài viết này đề cập đến các ứngdụng của phần mềm Mathematica trong giảng dạy Vật lí ở bậc đại học. Về cơ bản, phầnmềm này cung cấp một nền tảng Toán học trên máy tính, cho phép người dạy tập trung đi 53HỘI NGHỊ GIẢNG DẠY VẬT LÍ TOÀN QUỐC Hà Nội, 06 – 11 – 2016sâu vào các khái niệm Vật lí thay vì mất thời gian đi qua các bước đại số hay toán học màhọc sinh đã biết. Ngoài ra, Mathematica có thể mô phỏng các hiện tượng khoa học và quátrình xảy ra của hiện tượng đó đi kèm với sự thay đổi các thông số một cách tuỳ ý, từ đógiúp người học hiểu sâu hơn các hiện tượng khoa học. Bản thân người học, có thể sử dụngphần mềm này như một công cụ hỗ trợ khi học tập, làm bài tập cũng như nghiên cứu khoahọc.2. Nội dungGiới thiệu về phần mềm Mathematica* Mathematica là hệ thống các thao tác tính toán: Mathematica cho phép thực hiện các thao tác tính toán bằng kí hiệu, bằng số và xử líđồ hoạ. Vì vậy Mathematica có khả năng thực hiện các phép tính đại số cũng như số học.Ngoài ra, Mathematica còn cung cấp cho người dùng danh sách các hàm ứng dụng để giảicác bài toán giải tích phức tạp như các bài toán tính đạo hàm, tích phân, phương trình viphân,… một cách nhanh chóng. Đồ hoạ cũng là một trong những thế mạnh của Mathematica, nó hỗ trợ người dùng khicần vẽ các hàm trong không gian hai chiều hoặc ba chiều, tạo dựng biểu đồ dựa trên các sốliệu ngẫu nhiên, thiết kế hình thể, vật thể tuỳ ý.* Mathematica được sử dụng như một ngôn ngữ lập trình: Giống như các ngôn ngữ khác như ngôn ngữ C hay Fortran, Mathematica được biếtđến như một ngôn ngữ lập trình. Với các hàm cần sử dụng không được dựng sẵn,Mathematica cho phép xây dựng một hàm mới với ngôn ngữ bậc cao và có tính trực quanmột cách nhanh chóng và đơn giản. Mathematica cung cấp ngôn ngữ lập trình bậc caođồng nhất và linh hoạt cho phép người sử dụng tập trung vào các vấn đề chính và lược bỏthời gian dành cho các đoạn mã chương trình dài dòng.* Mathematica cung cấp một hệ thống thư viện hoàn hảo: Việc khai thác hệ thống thư viện của Mathematica được tiến h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội nghị giảng dạy Vật lí Giáo dục đại học Phần mềm Mathematica Dạy học Vật lí Qui luật dao động điều hòa Phương trình động lực họcTài liệu có liên quan:
-
10 trang 225 1 0
-
171 trang 225 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 225 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
200 trang 198 0 0
-
7 trang 193 0 0
-
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 187 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 186 0 0 -
10 trang 179 0 0
-
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 178 1 0 -
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
11 trang 154 0 0 -
7 trang 145 0 0
-
Sổ giáo án lý thuyết, giáo án thực hành, giáo án tích hợp.
27 trang 137 0 0 -
SLIDE QUẢN TRỊ NHÂN LỰC - CHƯƠNG 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 136 0 0 -
Chuyển đổi số: cơ sở và ứng dụng
18 trang 135 0 0 -
Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số
8 trang 125 0 0 -
Vai trò của trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ trong cầu đại học của các hộ gia đình
9 trang 116 0 0 -
17 trang 108 2 0
-
Tiểu luận: GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA
24 trang 106 0 0 -
Thực trạng liên thông từ giáo dục nghề nghiệp lên giáo dục đại học
5 trang 105 0 0