Danh mục tài liệu

Tác động của các quá trình học tập chuyển hóa tới thay đổi của sinh viên sau thời gian thực tập sư phạm

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.13 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này được thực hiện nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới những thay đổi của sinh viên ngành Sư phạm sau qua trình thực tập thông qua lăng kính học tập chuyển hóa, từ đó là căn cứ cho các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng chương trình thực tập của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của các quá trình học tập chuyển hóa tới thay đổi của sinh viên sau thời gian thực tập sư phạm VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(19), 41-46 ISSN: 2354-0753 TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CHUYỂN HÓA TỚI THAY ĐỔI CỦA SINH VIÊN SAU THỜI GIAN THỰC TẬP SƯ PHẠM 1 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Nguyễn Thúy Nga1, 2 Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Ngân Hà2,3,+ 3 NCS Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội + Tác giả liên hệ: ● Email: hann1989@vnu.edu.vn Article history ABSTRACT Received: 08/7/2024 In many countries around the world, the transformative learning theory is Accepted: 20/8/2024 considered important and meaningful for adult learning to develop personal Published: 05/10/2024 capacity as well as professional qualities; However, this research direction in our country still has many limitations. Based on Mezirows (1991) Keywords transformative learning theory, the study aims to investigate the impact of Transformative learning, transformative learning processes on changes in students worldviews and internship, impact, ontology after a pedagogical internship. The authors surveyed 179 pre-service transformation students at a university in Hanoi. The questionnaire was sent to the research participants via Google Forms, and the data were analyzed using Partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). The results showed that transformative learning processes moderately impacted changes in students conceptions of the world and themselves. These results suggest that universities and student-hosting institutions create significant changes in students worldviews and ontology by organizing diverse experiential activities, open discussion and debate, and creating opportunities for students to be proactive in planning and taking responsibility for their internships.1. Mở đầu Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực có thể thích ứng tốt với một thị trường lao động luôn thay đổi và hướngtới sự bền vững của thế giới, các cơ sở giáo dục đại học buộc phải cải cách các chương trình đào tạo của mình, vớitrọng tâm là phát triển phương pháp học tập chuyển hóa (HTCH) ở sinh viên (SV) (Enkhtur & Yamamoto, 2017)bởi vì HTCH giúp SV thay đổi tư duy, thế giới quan và năng lực của mình, qua đó tạo ra các biến đổi quan trọngtheo yêu cầu của phát triển bền vững và gây ảnh hưởng lên cộng đồng xung quanh và rộng hơn là toàn thế giới(Taylor, 2007). Một cách để thúc đẩy HTCH là thông qua giáo dục trải nghiệm dưới hình thức các chương trình giáo dục tíchhợp công việc (work-integrated education), chẳng hạn như thực tập (Kostara et al., 2022). Trong các chương trìnhnày, SV có cơ hội trải nghiệm các tình huống thực tế và suy ngẫm về những gì mình đã trải qua, từ đó thay đổi niềmtin và giá trị của mình (Ali & Harris, 2021). Những giá trị, niềm tin hay quan điểm thay đổi đó sẽ dẫn tới sự thay đổitrong hành vi và hành động xã hội (Hoggan, 2016). Bên cạnh đó, thực tập sư phạm luôn là học phần bắt buộc trongcác chương trình đào tạo GV. Như vậy, có thể nói rằng, HTCH trong thực tập sư phạm hứa hẹn mang lại sự pháttriển và biến đổi của SV. Đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới những thay đổi của SV sau thời gian thực tập sư phạm. Trong số đó, có nghiêncứu đã chứng minh được giá trị của hoạt động thực tập sư phạm trong việc thúc đẩy quá trình HTCH và tìm ra cácyếu tố tạo điều kiện cho quá trình này. Bài báo này được thực hiện nhằm tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng tới nhữngthay đổi của SV ngành Sư phạm sau qua trình thực tập thông qua lăng kính HTCH, từ đó là căn cứ cho các cơ sởgiáo dục đại học nâng cao chất lượng chương trình thực tập của mình.2. Kết quả nghiên cứu2.1. Học tập chuyển hóa Theo Mezirow (1997), HTCH (transformative learning) là “quá trình tạo ra sự thay đổi trong hệ quy chiếu” (tr 5).Hệ quy chiếu này bao gồm các giả định (liên tưởng, khái niệm, giá trị, cảm xúc hoặc phản ứng), đóng vai trò nhưmột “lăng kính” để mọi người diễn giải kinh nghiệm sống của mình. Mezirow (2003) cho rằng HTCH cho phépngười học phát triển tư duy sẵn sàng thay đổi và phản ứng nhanh hơn với các tình huống thay đổi. Howie và Bagnall 41 VJE Tạp chí Giáo dục (2024), 24(19), 41-46 ISSN: 2354-0753(2013) giải thích Lí thuyết HTCH của Mezirow với một số yếu tố chính là: khi một người tham gia vào các hoạtđộng hoặc trải nghiệm, họ có thể gặp phải “tình thế tiến thoái lưỡng nan gây mất phương hướng” (disorientingdilemma). Thông qua sự chiêm nghiệm phê phán (critical reflection) và diễn ngôn hợp lí (rational discourse), quátrình chuyển hóa được bắt đầu. Lí thuyết HTCH của Mezirow (1991) cho rằng mỗi người diễn giải thế giới theo những cách riêng của mình vànhững giả định thường được bản thân người đó chấp nhận như một điều tất yếu. Tuy nhiên, khi một trải nghiệm khácbiệt diễn ra hay một tình huống gây mất phương hướng (disorienting dilemma) xảy đến, người đó sẽ mất cân bằngvà có thể “kích hoạt” một loạt giai đoạn dẫn đến việc tái cấu trúc thế giới quan củ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: