Tác động của FDI đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.05 MB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nhưng lợi ích này phải trả giá bằng các chi phí lên môi trường và lên xã hội. Có thể nói, việc tập trung vào mục tiêu tăng trưởng trong khi bỏ qua các tác động lên môi trường và xã hội đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của FDI đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM TS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nhưng lợi ích này phải trả giá bằng các chi phí lên môi trường và lên xã hội. Có thể nói, việc tập trung vào mục tiêu tăng trưởng trong khi bỏ qua các tác động lên môi trường và xã hội đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích tác động của FDI đến sự bền vững trong phát triển kinh tế ở Việt Nam thông qua ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, môi trường, và xã hội. Nghiên cứu cũng chỉ ra một vài khuyến nghị chính sách để thúc đẩy phát triển bền vững trong quá trình thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam. I. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, với việc quá tập trung vào các chính sách thu hút FDI để đạt được các mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên… Bên cạnh việc xuống cấp của tài nguyên, môi trường, nguồn vốn FDI còn làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội như bất bình đẳng về thu nhập, bất bình đẳng về giới. Tất cả những điều này đặt ra những thách thức cho việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững cả trong ngắn hạn và dài hạn tại Việt Nam. Trước khi đi phân tích cụ thể hơn tác động này, nghiên cứu này sẽ làm rõ khái niệm phát triển bền vững tại Việt Nam. Dựa theo khái niệm được đưa ra bởi Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (World Council on Environment and Developmen – WCED), phát triển bền vững được định nghĩa như sau: Phát triển bền vững là sự sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới khả năng đáp những nhu cầu bản thân của thế hệ tương lai. Tại Việt Nam, quan điểm về tăng trưởng ổn định được trình bày rất rõ ràng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 như sau: Sự phát triển nhanh, tăng trưởng hiệu quả và ổn định luôn phải đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Điều này nhấn mạnh rằng: sự phát triển kinh tế-xã hội luôn gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Chủ động ngăn chặn và hạn chế tác động bất lợi của thiên tai, biến đổi khí hậu… lên môi trường. Bảo vệ và cải thiện môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước cùng với ý thức nâng cao trách nhiệm của mọi công dân. Có thể thấy rằng phát triển bền vững luôn đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường (xử lý ô nhiễm, phòng chống cháy rừng và phá rừng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường sống) và tiến bộ 23 xã hội (đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế đói nghèo và tạo việc làm, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội). Có thể khái quát các khía cạnh khác nhau của tính bền vững như sau: - Một nền kinh tế bền vững là một nền kinh tế có sự tăng trưởng liên tục, nhưng nó không gây ra sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo, và không gây ô nhiễm môi trường. - Một xã hội bền vững là một xã hội trong đó phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống được nâng cao, chất lượng môi trường sống được đảm bảo. - Các thế hệ có quyền đáp ứng nhu cầu phá triển của họ. Mọi người đều có quyền hưởng lợi và nghĩa vụ giống nhau trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của trái đất cũng như bảo vệ con người. Tóm lại, nếu muốn đánh giá tính bền vững trong tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, chúng ta cần tập trung vào ba khía cạnh của sự phát triển đó là: tăng trưởng kinh tế, môi trường, và xã hội. II. TỔNG QUAN VỀ FDI TẠI VIỆT NAM Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của luồng vốn FDI vào Việt Nam. Số liệu về quá trình thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1991-2014 được tập hợp trong Bảng 1. Trong năm 1991, Việt Nam chỉ có 152 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 1284.4 triệu đô la. Số dự án cùng với số vốn đăng ký này tăng mạnh tới 1843 dự án và 21921.7 triệu đô la trong năm 2014. Trong năm 2015, Việt Nam tiếp tục thu hút 22.76 tỷ đô, tăng 12.5% so với năm 2014. Bảng 1: Thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1991-2014 Tổng số vốn Tỷ lệ vốn thực hiện Tổng vốn thực Năm Số dự án FDI đăng ký (triệu đô trên vốn đăng ký (%) hiện (triệu đô la) la) 1991 152 1284.4 428.5 33.36 1996 372 9635.3 2938.2 30.49 2001 555 3265.7 2225.6 68.15 2006 987 12004.5 4100.4 34.16 2010 1237 19886.8 11000.3 55.31 2011 1191 15618.7 11000.1 70.43 2012 1287 16348.0 10046.6 61.45 2013 1530 22352.2 11500.0 51. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của FDI đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VIỆT NAM TS. Lê Thanh Hà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nghiên cứu này chỉ ra tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam. Nhưng lợi ích này phải trả giá bằng các chi phí lên môi trường và lên xã hội. Có thể nói, việc tập trung vào mục tiêu tăng trưởng trong khi bỏ qua các tác động lên môi trường và xã hội đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích tác động của FDI đến sự bền vững trong phát triển kinh tế ở Việt Nam thông qua ba khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, môi trường, và xã hội. Nghiên cứu cũng chỉ ra một vài khuyến nghị chính sách để thúc đẩy phát triển bền vững trong quá trình thu hút nguồn vốn FDI tại Việt Nam. I. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Trong những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam. Tuy nhiên, với việc quá tập trung vào các chính sách thu hút FDI để đạt được các mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên… Bên cạnh việc xuống cấp của tài nguyên, môi trường, nguồn vốn FDI còn làm gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội như bất bình đẳng về thu nhập, bất bình đẳng về giới. Tất cả những điều này đặt ra những thách thức cho việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững cả trong ngắn hạn và dài hạn tại Việt Nam. Trước khi đi phân tích cụ thể hơn tác động này, nghiên cứu này sẽ làm rõ khái niệm phát triển bền vững tại Việt Nam. Dựa theo khái niệm được đưa ra bởi Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển (World Council on Environment and Developmen – WCED), phát triển bền vững được định nghĩa như sau: Phát triển bền vững là sự sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới khả năng đáp những nhu cầu bản thân của thế hệ tương lai. Tại Việt Nam, quan điểm về tăng trưởng ổn định được trình bày rất rõ ràng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 như sau: Sự phát triển nhanh, tăng trưởng hiệu quả và ổn định luôn phải đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Điều này nhấn mạnh rằng: sự phát triển kinh tế-xã hội luôn gắn liền với bảo vệ và cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo và môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Chủ động ngăn chặn và hạn chế tác động bất lợi của thiên tai, biến đổi khí hậu… lên môi trường. Bảo vệ và cải thiện môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, tăng cường quản lý nhà nước cùng với ý thức nâng cao trách nhiệm của mọi công dân. Có thể thấy rằng phát triển bền vững luôn đòi hỏi sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường (xử lý ô nhiễm, phòng chống cháy rừng và phá rừng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường sống) và tiến bộ 23 xã hội (đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế đói nghèo và tạo việc làm, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội). Có thể khái quát các khía cạnh khác nhau của tính bền vững như sau: - Một nền kinh tế bền vững là một nền kinh tế có sự tăng trưởng liên tục, nhưng nó không gây ra sự suy thoái tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân tạo, và không gây ô nhiễm môi trường. - Một xã hội bền vững là một xã hội trong đó phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống được nâng cao, chất lượng môi trường sống được đảm bảo. - Các thế hệ có quyền đáp ứng nhu cầu phá triển của họ. Mọi người đều có quyền hưởng lợi và nghĩa vụ giống nhau trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của trái đất cũng như bảo vệ con người. Tóm lại, nếu muốn đánh giá tính bền vững trong tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, chúng ta cần tập trung vào ba khía cạnh của sự phát triển đó là: tăng trưởng kinh tế, môi trường, và xã hội. II. TỔNG QUAN VỀ FDI TẠI VIỆT NAM Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của luồng vốn FDI vào Việt Nam. Số liệu về quá trình thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1991-2014 được tập hợp trong Bảng 1. Trong năm 1991, Việt Nam chỉ có 152 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 1284.4 triệu đô la. Số dự án cùng với số vốn đăng ký này tăng mạnh tới 1843 dự án và 21921.7 triệu đô la trong năm 2014. Trong năm 2015, Việt Nam tiếp tục thu hút 22.76 tỷ đô, tăng 12.5% so với năm 2014. Bảng 1: Thu hút vốn FDI tại Việt Nam trong giai đoạn 1991-2014 Tổng số vốn Tỷ lệ vốn thực hiện Tổng vốn thực Năm Số dự án FDI đăng ký (triệu đô trên vốn đăng ký (%) hiện (triệu đô la) la) 1991 152 1284.4 428.5 33.36 1996 372 9635.3 2938.2 30.49 2001 555 3265.7 2225.6 68.15 2006 987 12004.5 4100.4 34.16 2010 1237 19886.8 11000.3 55.31 2011 1191 15618.7 11000.1 70.43 2012 1287 16348.0 10046.6 61.45 2013 1530 22352.2 11500.0 51. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Nguồn vốn FDI Nguồn vốn đầu tư nước ngoài Chính sách thu hút FDI Mô hình tăng trưởng kinh tếTài liệu có liên quan:
-
8 trang 354 0 0
-
6 trang 225 0 0
-
6 trang 206 0 0
-
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 189 0 0 -
3 trang 188 0 0
-
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 179 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 172 0 0