
Tài liệu tham khảo: Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tài liệu tham khảo: Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên Chuyên đề 5: Thơ 1954 – 1975 Vấn đề 2: TIẾNG HÁT CON TÀU “Không ai có thể ngủ yên trong đời chật Buổi thuỷ triều vẫy gọi những vầng trăng…” Chế Lan ViênA. KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài thơ này có liên quan đến sự kiện kinh tế, xã hội vào năm 1958 – 1960, đó làphong trào vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế miền núi ở Tây Bắc. Mặc dùbài thơ cũng “phục vụ chính trị” nhưng không phải chỉ là minh hoạ. Mà ở đây sự kiện chỉ làmột gợi ý để nhà thơ thể hiện khát vọng về nhân dân, đất nước với những kỉ niệm sâu nặngnghĩa tình của nhân dân trong kháng chiến đã qua. Tác giả muốn tìm về ngọn nguồn củahồn thơ. Bài thơ luôn mới bởi những tình cảm và khát vọng sôi nổi, lắng đọng, những suyngẫm và cảm nhận về đời sống được kết tinh làm người đọc rung động và thích thú. Bài thơ nói đến sự trở lại Tây Bắc của trái tim đã gắn bó nhịp đập với vùng đất nuôidưỡng mình trong kháng chiến. Cho nên cảm xúc rất chân thành. Điệp từ “mười năm”(Mười năm Tây Bắc, kháng chiến mười năm, mười năm tròn, mười năm chiến tranh) cùngvới điệp từ “nhớ” (9 lần) được lặp rất nhiều lần khiến cho bài thơ giàu chất suy tưởng khiôn lại kỉ niệm và bộc lộ thái độ chân thành khi trở về với Tây Bắc. Nhưng muốn cảm nhận đúng bài thơ có lẽ phải chú ý đến những từ ngữ, hình ảnhmang tính biểu tượng. Xác đáng nhất có lẽ là “con tàu” và “Tây Bắc”. Chúng ta biết trong thực tế thì chưa có một đường tàu và con tàu nào lên Tây Bắccả. Cho nên hiện tượng trong bài là do tác giả sáng tạo nên và nó có tính biểu tượng. “Con tàu” chính là khát vọng ra đi, đến với những miền xa xôi đến với nhân dân,đất nước và cũng còn là đến với mơ ước và những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.Vầng trăng chính là biểu tượng của cái đẹp, cái thơ và nghệ thuật. Nếu hiểu như trên ta mớikhông bỡ ngỡ với những câu thơ… “Tàu đợi những vầng trăng” “Tàu gọi anh đi, sao chưara đi? Chẳng có thơ đâu giữa dòng đóng khép, tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”. Còn “Tây Bắc” ngoài ý nghĩa là vùng đất cụ thể, nó còn gợi đến những miền đất xaxôi của đất nước, nơi có những kỉ niệm không thể quên của tình người trong kháng chiến,nơi mà cuộc sống nhân dân rất gian lao nhưng nặng nghĩa tình. Nơi ấy đang vẫy gọi ta. Tacó thể hiểu hình ảnh biểu tượng này thông qua bốn câu thơ làm đề từ. Thực tế “Tây Bắc” và“Con tàu” nó có tính khái quát và vượt lên tính cụ thể. Tuy nhiên để cho hai hình tượng có tính biểu tượng trên được nhất quán, tác giả còndùng nhiều hình ảnh có tính ẩn dụ khác nữa tạo nên hệ thống cho bài thơ (vầng trăng, tráichín, mặt hồng em..)B. LUYỆN TẬP I. Đề bài: 1/ Bình giảng đoạn thơ: “Nhớ bản sương giăng (…) quê hương” 2/ Bình giảng khổ thơ đề từ để từ đó phân tích bài thơ “Tiếng hát con tàu” của ChếLan Viên. II. Bài làm: BÀI LÀM 1 Nếu Huy Cận là nhà thơ của triết lí. Tố Hữu mượt mà với âm hưởng của những lànđiệu trữ tình mà sâu sắc thì Chế Lan Viên lại là một chất giọng lạ táo bạo và đầy trí tuệ. Nhàphê bình văn học Nguyễn Đăng Hạnh đã có lần nhận xét “Thơ Chế Lan Viên vốn dĩ là mộtngười phụ nữ đẹp. Thế nhưng ông ta đeo quá nhiều trang sức vào khiến người ta khó gần,người ta không thấy hết được vẻ đẹp vốn có của nó, chỉ có một ít cá nhân mới tiếp xúcđược, thơ ông thường thiên về trí tuệ và giàu chất triết lí, suy tưởng”. Có thể nói Tiếng hát con tàu là khúc hát yêu thương của một tấm lòng hướng vềnguồn cội khi đã hóa thân “tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu”. Đặc biệt là đoạn thơ: “Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ … Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” Trong giai đoạn 1955 – 1964 cùng với Nguyễn Khải, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… ChếLan Viên thức tỉnh khỏi kiếp “sống hờ”, “thoát tục”, “vui cùng trăng gió, ngủ cùng sao”,hòa mình vào nhịp sống chung của dân tộc trong những ngày đầu sơ sinh của đất nước. Nhàthơ ý thức rõ nhiệm vụ của người cầm bút và hướng tới cuộc sống mới bằng một tâm hồnkhát khao mãnh liệt qua Tiếng hát con tàu. Cùng với nỗi nhớ nỗi khát khao về Tây Bắc: “Xứ thiêng liêng rừng núi hóa anhhùng”, những kỉ niệm ngày nào về tình nghĩa dân quân cả nước lại được sống dậy trong tâmtư tác giả. Nhà thơ nhớ “thằng em liên lạc”, “người anh du kích”, nhớ mế: “Năm con đaumế thức một mùa dài”. Nhân dân được hiện ra trong quầng sáng ấp ám của nghĩa tình ruộtthịt, đấy là những người anh với “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách”, những người mẹ “lửahồng soi tóc bạc” đã hết lòng cưu mang đùm bọc chở che tác giả trong những ngày đầu củacuộc kháng chiến. Những người mẹ, người anh không là “núm ruột rứt ra”, nhưng tấm lòngcủa nhân dân đáng quý đáng trọng đến dường nào! Có thể ta mới thấy được tình cảm tha thiết mà nhà thơ dành cho nhân dân đúng hơnlà dành cho Tây Bắc. Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương Vẫn những giọng điệu rất quen đầy gợi cảm và của suy tưởng, câu thơ ngỡ như rất lạmà vẫn đậm đà nỗi nhớ về Tây Bắc. Phải rồi chỉ ở Tây Bắc mới có “bản sương giăng”, có“đèo mây phủ”. Nỗi nhớ từ những hình ảnh cụ thể từ những người mẹ, người anh, nhữngđứa em xa lạ mà gắn bó tựa ruột rà được khái quát và bất ngờ nhân lên thành một chân lí: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn Có lẽ trong những chân lí của đời thường, đây đúng là một chân lí dung dị và sâusắc nhất. Nhẹ như không “hình tượng thơ trong đoạn thơ trên đã vận động từ cảm xúc đếnsuy tưởng. Từ những tình cảm nhớ thương mảnh đất con người, tác giả đã nâng cảm xúc lênthành một suy nghĩ. Ranh giới giữ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
ôn thi cao đẳng tài liệu ôn thi đại học bài văn mẫu tuyển tập các bài văn hay các bài văn hayTài liệu có liên quan:
-
Đề thi tuyển sinh đại học môn sinh năm 2011 - mã đề 496
7 trang 38 0 0 -
Phương trình và bất phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
4 trang 37 0 0 -
Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Bình ngô đại cáo
37 trang 35 0 0 -
Bài văn mẫu: Phân tích bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu
19 trang 35 0 0 -
Chuyên đề LTĐH môn Vật lý: Cơ năng trong dao động điều hòa
8 trang 35 0 0 -
Bài văn mẫu: Phân tích tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du
25 trang 34 0 0 -
Đọc hiểu bài thơ Nhàn Nguyễn Bỉnh Khiêm
10 trang 34 0 0 -
CHUYÊN ĐỀ HÌNH HỌC GIẢI TÍCH KHÔNG GIAN
19 trang 33 0 0 -
4 trang 32 0 0
-
Gợi ý giải đề thi tuyển sinh Đại học năm 2010 môn Toán khối A
5 trang 32 0 0 -
Tài liệu Chương trình môn địa lý
30 trang 31 0 0 -
Tập làm văn biểu cảm: Đề tài - Loài cây em yêu
3 trang 30 0 0 -
Đề thi tuyển sinh môn sinh học năm 2004
1 trang 29 0 0 -
Làm thế nào để đạt điểm cao trong các bài kiểm tra nghe?
3 trang 29 0 0 -
Đề Thi ĐH Môn Văn 2010 ( Khối C )
2 trang 29 0 0 -
Đáp án đề thi tiếng Anh - Khối D
1 trang 29 0 0 -
4 trang 29 0 0
-
Chuyên đề bài tập trắc nghiệm Hóa vô cơ
186 trang 29 0 0 -
Hướng dẫn giải đề thi tự ôn 3,4
8 trang 28 0 0 -
Đề thi tuyển sinh môn sinh học năm 2005
0 trang 27 0 0