Danh mục tài liệu

Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 75/2016

Số trang: 72      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.14 MB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Xem trước 8 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tạp chí giới thiệu tới người đọc một số bài viết như: Đình Nại Hiên Đông, tín ngưỡng Bắc Đế Trấn Vũ ở Hội An, hình tượng Quan Âm Nam Hải trong tín ngưỡng của người Việt: Sự kết nối giữa văn hóa và di sản, phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng số 75/2016 Mục lục Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng Số 75/2016 ISSN 1859 - 3437 Tổng biên tập TRẦN ĐỨC ANH SƠN Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký Tòa soạn VÕ VĂN HOÀNG KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững Lê Đức Viên 7. Một số giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Ái Vân 13. Kinh nghiệm triển khai các dự án theo hình thức đối tác công tư ở một số thành phố của Việt Nam: Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đà Nẵng Quách Thị Xuân - Dư Lê Thùy Tiên - Phạm Thùy Liên MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP TS. Huỳnh Huy Hòa TS. Nguyễn Văn Hùng TS. Võ Duy Khương TS. Hồ Kỳ Minh TS. Trần Đức Anh Sơn 21. Giải pháp và hoạt động hỗ trợ phát triển đối với các cơ sở sản xuất thủ công, mỹ nghệ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Hùng - Nguyễn Việt Quốc - Nguyễn Đoàn Đoan Trang 26. Phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến ThS. Bùi Văn Tiếng TS. Nguyễn Phú Thái ThS. Nguyễn Hữu Thông Nguyễn Hữu Lợi - Đào Thị Cẩm Nhung Nghiên cứu - trao đổi 33. Đình Nại Hiên Đông Lê Văn 40. Tín ngưỡng Bắc Đế Trấn Vũ ở Hội An Bìa và trình bày HOÀI AN Tòa soạn Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng Tầng 28, Trung tâm Hành chính TP. Đà Nẵng, 24 Trần Phú, Đà Nẵng ĐT: 0511 3 840 019 E-mail: tcktxhdanang@yahoo.com; tcktxhdanang@gmail.com Website: www.dised.danang.gov.vn Phát hành và quảng cáo ĐT: 0511 3 840 019 Giấy phép xuất bản Số 371/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 07/8/2015. In tại Trung tâm In Thông tấn Đà Nẵng Cơ quan TTXVN khu vực MT-TN. Kích thước 20.5 x 28.5 cm. 72 trang. Mỗi tháng 01 số. Giá: 20.000 đồng Vũ Hoài An 44. Yếu tố biển trong lịch sử bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ dưới triều Trần (1226 - 1400) Nguyễn Thu Hiền 52. Hình tượng Quan Âm Nam Hải trong tín ngưỡng của người Việt: Sự kết nối giữa văn hóa và di sản Đoàn Thị Mỹ Hương 61. Thích ứng với biển của người Việt: Nhìn từ khía cạnh sinh kế và tín ngưỡng thờ thần biển của cư dân ven biển (Khảo sát từ một số cộng đồng ngư dân ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam) (Kỳ 1) Trần Thị An DOANH NHÂN - DOANH NGHIỆP 68. Bún bò Huế - Chả cua Bà Rơi VĂN BẢN MỚI TIN TỨC - SỰ KIỆN Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ? Lê Đức Viên * Đ à Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược về kinh tế xã hội, an ninh - quốc phòng đối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển và sân bay quốc tế, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bờ biển đẹp, nằm ở tâm điểm đến các di sản thế giới của miền Trung và độ dày lịch sử, văn hóa tạo cho Đà Nẵng nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch, đồng thời trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Những năm qua, thành phố đã chú ý đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, đặc biệt là các tuyến đường giao thông cùng những công trình kiến trúc, tạo điều kiện tốt để thu hút đầu tư và phát triển du lịch. Bên cạnh đó nhiều loại hình du lịch mới được triển khai đã góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của thành phố. Nhờ đó, ngành du lịch thành phố đã phát triển nhanh chóng, hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, những kết quả trên chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố, điều đáng lưu ý là quá trình phát triển du lịch còn có những mâu thuẫn với phát triển chung của thành phố, chưa phát triển theo hướng bền vững, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Đây là những hạn chế chủ yếu của phát triển du lịch ở thành phố Đà Nẵng thời gian vừa qua. Việc nắm vững những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch theo hướng bền vững là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ * ThS., Văn phòng Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng. 2 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng chức du lịch cũng như du khách và người dân bản địa có nhận thức và hành động đúng đắn giúp du lịch phát triển theo hướng bền vững. I. Lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững 1. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững Xu thế phát triển du lịch thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước sự bắt buộc phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của mình, đặc biệt là tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất về quan niệm “phát triển du lịch bền vững”. Theo Hens L (1998) thì “Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng bảo sự sống” [6,105]. Định nghĩa này mới chỉ chú trọng đến công tác quản lý tài nguyên du lịch để cho du lịch được phát triển bền vững. Theo Machado (2003), “Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch, và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” [7, 86]. Định nghĩa này chỉ mới dừng lại ở việc tập trung vào tính bền vững của các hình thức du lịch chứ chưa đề cập đến sự bền vững cho toàn ngành du lịch. Năm 1992, Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO - the World Tourism Organisation) định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn ...