
Thuốc - ẩm thực bảo vệ sức khỏe trong mùa hè
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 112.12 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khí trời nóng bức của mùa hè ảnh hưởng đến sức khỏe con người với các chứng thường gặp: khô khát, mồ hôi ra nhiều, hay giận dữ. Sau đây là cách chế biến thức ăn, nước uống phù hợp với dưỡng sinh mùa hè. Canh thịt bò với rau cải Thịt bò 200g rửa sạch, thái mỏng; rau cải 500g rửa sạch, cắt khúc; gừng 20g gọt sạch vỏ, băm nhuyễn trộn ướp với thịt bò. Cách chế: cho nguyên liệu trên vào nồi thêm ít muối vừa ăn, đổ vào 2 lít nước, nấu lửa mạnh chừng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc - ẩm thực bảo vệ sức khỏe trong mùa hè Thuốc - ẩm thực bảo vệ sức khỏe trong mùa hè Khí trời nóng bức của mùa hè ảnh hưởng đến sức khỏe con người với các chứng thường gặp: khô khát, mồ hôi ra nhiều, hay giận dữ. Sau đây là cách chế biến thức ăn, nước uống phù hợp với dưỡng sinh mùa hè. Canh thịt bò với rau cải Thịt bò 200g rửa sạch, thái mỏng; rau cải 500g rửa sạch, cắt khúc; gừng 20g gọt sạch vỏ, băm nhuyễn trộn ướp với thịt bò. Cách chế: cho nguyên liệu trên vào nồi thêm ít muối vừa ăn, đổ vào 2 lít nước, nấu lửa mạnh chừng nửa giờ thì dùng được. Uống nước từ từ lúc còn nóng ấm. Lý giải: thịt bò tính bình, vị cam, vào kinh tỳ vị, bổ tỳ, ích khí tăng lực. Rau cải tính ôn, vị cay, vào kinh phế tỳ, giải chứng cảm hàn, thông đàm, lợi khí. Sinh khương (gừng sống) tính ôn, vị cay làm tinh thần minh mẫn, trị ói mửa, ho đàm, giúp tỳ vị tiêu hóa tốt. Chủ trị: giải cảm mạo phong hàn trong mùa hè, trị đau đầu, ho ra đờm nhớt trắng, ớn gió, sợ lạnh, đau nhức xương cốt. Lưu ý: người sốt cao, miệng khô đắng, hay khát nước thì không nên dùng. Nước hoắc hương Lá hoắc hương tươi 100g rửa sạch; lượng đường cát trắng vừa đủ dùng. Cách chế: lá hoắc hương tươi với một lít nước nấu sôi khoảng 20 phút, lọc lấy nước cho đường cát vào hòa đều để uống dần trong ngày. Lý giải: hoắc hương có tính hơi ấm, vị cay vào kinh phế, tỳ, vị công năng lý khí hóa thấp, chỉ ẩu khai vị trợ tỳ. Chủ trị: trừ khí thử, khí thấp của mùa hè, chứng phát sốt ớn lạnh, không có mồ hôi hoặc có ít, mình cảm giác nặng mỏi, uể oải, đau đầu, nôn ói. Lưu ý: người nhiệt táo lâu ngày nhiễm vào trong, sốt cao, miệng khô khát, rêu lưỡi vàng dày, cầu tiểu không thông không nên dùng. Cháo bạc hà Bạc hà tươi 500g rửa sạch, chặt khúc; gạo tẻ 100g vo sạch. Cách chế: bạc hà cho vào nồi, đổ 1 lít nước, nấu sôi 30 phút lọc nước bỏ bã; cho lại vào nồi, bỏ gạo vào nấu lại cho chín, dùng như ăn cháo lỏng. Lý giải: bạc hà khi nấu lấy nước, tính bình, vị hơi đắng, vào kinh Tỳ, Thận công năng giải thử khí, thấp khí, cầm máu. Chủ trị: chứng phiền táo, ọe khan, đau đầu, bụng chướng, hông sườn đầy tức, da nóng ra mồ hôi, ù tai. Lưu ý: người đêm nóng nhiều, nói sảng không nên dùng. Các bài thuốc trên có thể dùng khi chưa phát bệnh, đó là cách phòng bệnh tốt nhất trong mùa hè.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc - ẩm thực bảo vệ sức khỏe trong mùa hè Thuốc - ẩm thực bảo vệ sức khỏe trong mùa hè Khí trời nóng bức của mùa hè ảnh hưởng đến sức khỏe con người với các chứng thường gặp: khô khát, mồ hôi ra nhiều, hay giận dữ. Sau đây là cách chế biến thức ăn, nước uống phù hợp với dưỡng sinh mùa hè. Canh thịt bò với rau cải Thịt bò 200g rửa sạch, thái mỏng; rau cải 500g rửa sạch, cắt khúc; gừng 20g gọt sạch vỏ, băm nhuyễn trộn ướp với thịt bò. Cách chế: cho nguyên liệu trên vào nồi thêm ít muối vừa ăn, đổ vào 2 lít nước, nấu lửa mạnh chừng nửa giờ thì dùng được. Uống nước từ từ lúc còn nóng ấm. Lý giải: thịt bò tính bình, vị cam, vào kinh tỳ vị, bổ tỳ, ích khí tăng lực. Rau cải tính ôn, vị cay, vào kinh phế tỳ, giải chứng cảm hàn, thông đàm, lợi khí. Sinh khương (gừng sống) tính ôn, vị cay làm tinh thần minh mẫn, trị ói mửa, ho đàm, giúp tỳ vị tiêu hóa tốt. Chủ trị: giải cảm mạo phong hàn trong mùa hè, trị đau đầu, ho ra đờm nhớt trắng, ớn gió, sợ lạnh, đau nhức xương cốt. Lưu ý: người sốt cao, miệng khô đắng, hay khát nước thì không nên dùng. Nước hoắc hương Lá hoắc hương tươi 100g rửa sạch; lượng đường cát trắng vừa đủ dùng. Cách chế: lá hoắc hương tươi với một lít nước nấu sôi khoảng 20 phút, lọc lấy nước cho đường cát vào hòa đều để uống dần trong ngày. Lý giải: hoắc hương có tính hơi ấm, vị cay vào kinh phế, tỳ, vị công năng lý khí hóa thấp, chỉ ẩu khai vị trợ tỳ. Chủ trị: trừ khí thử, khí thấp của mùa hè, chứng phát sốt ớn lạnh, không có mồ hôi hoặc có ít, mình cảm giác nặng mỏi, uể oải, đau đầu, nôn ói. Lưu ý: người nhiệt táo lâu ngày nhiễm vào trong, sốt cao, miệng khô khát, rêu lưỡi vàng dày, cầu tiểu không thông không nên dùng. Cháo bạc hà Bạc hà tươi 500g rửa sạch, chặt khúc; gạo tẻ 100g vo sạch. Cách chế: bạc hà cho vào nồi, đổ 1 lít nước, nấu sôi 30 phút lọc nước bỏ bã; cho lại vào nồi, bỏ gạo vào nấu lại cho chín, dùng như ăn cháo lỏng. Lý giải: bạc hà khi nấu lấy nước, tính bình, vị hơi đắng, vào kinh Tỳ, Thận công năng giải thử khí, thấp khí, cầm máu. Chủ trị: chứng phiền táo, ọe khan, đau đầu, bụng chướng, hông sườn đầy tức, da nóng ra mồ hôi, ù tai. Lưu ý: người đêm nóng nhiều, nói sảng không nên dùng. Các bài thuốc trên có thể dùng khi chưa phát bệnh, đó là cách phòng bệnh tốt nhất trong mùa hè.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học phổ thông kiến thức sức khoẻ y tế sức khoẻ cách chăm sóc sức khoẻ nghiên cứu y họcTài liệu có liên quan:
-
5 trang 334 0 0
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 324 0 0 -
8 trang 288 1 0
-
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 285 0 0 -
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 282 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 254 0 0 -
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
13 trang 226 0 0
-
Tình trạng viêm lợi ở trẻ em học đường Việt Nam sau hai thập niên có chương trình nha học đường
4 trang 224 0 0 -
5 trang 222 0 0
-
8 trang 221 0 0
-
9 trang 218 0 0
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngộ độc Diquat tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai
5 trang 217 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
12 trang 211 0 0
-
7 trang 209 0 0
-
Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở lái xe khách đường dài và tai nạn giao thông ở Việt Nam
7 trang 209 0 0 -
6 trang 209 0 0
-
7 trang 206 0 0
-
8 trang 204 0 0