Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 745.76 KB
Lượt xem: 38
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Luận án "Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và gia đình trẻ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện các dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ Nguyễn Phương Anh DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI DÀNH CHO GIA ĐÌNH VÀ TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 9760101.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Lan PGS. TS. Trần Thu Hương Phản biện 1: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Thị Hoa Viện Tâm lí học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. vào hồi giờ ngày tháng năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rối loạn phổ tự kỷ đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thông báo rằng tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) thay đổi nhanh chóng từ 1/150 vào năm 2000 và đến năm 2018 là 1/44 (CDC, 2022). Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây vấn đề RLPTK nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các tổ chức và cộng đồng. Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số); trong đó có gần 1 triệu trẻ rối loạn tự kỷ, tỷ lệ trẻ RLPTK ước tính là 1% trẻ sinh ra (Tổng cục Thống kê, 2018). Các nghiên cứu khác ở Việt Nam cho thấy những vấn đề mà cha mẹ của trẻ có RLPTK đang gặp phải như khó khăn trong chăm sóc y tế, bao gồm chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị cho con; khó khăn trong việc giáo dục con cái; khó khăn khi để trẻ chơi và giao tiếp với trẻ bình thường; và những khó khăn trong đời sống kinh tế và khó khăn trong các mối quan hệ cũng như khó khăn tâm lý như thiếu kiến thức liên quan đến tự kỷ, thiếu kỹ năng chăm sóc con, tiếp cận các dịch vụ xã hội và tìm môi trường và hình thức học tập phù hợp cho trẻ tự kỷ, (Nguyễn Thị Mai Lan 2013; Nguyễn Thị Hoàng Yến 2015). Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan đã nỗ lực trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua việc ban hành nhiều văn bản định hướng và quy định cụ thể. Ngày 25 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Chương trình số 1929/QĐ-TTG về “Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030 “. Quyết định này là hướng dẫn pháp lý quan trọng để thực hiện các chương trình hỗ trợ cho người bệnh tâm thần, bao gồm cả trẻ em có RLPTK. Quyết định này nhấn mạnh các mục tiêu: i) Huy động sự tham gia của xã hội, đặc biệt là gia đình và cộng đồng trong việc tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; và ii) thực hiện sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, dự phòng cho người rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ em tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Đáng chú ý, văn bản cũng đề cập các giải pháp về phát triển cơ sở hỗ trợ và nâng cao chất lượng đội ngũ là nền tảng cho sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ trẻ tự kỷ nói chung và dịch vụ xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình nói riêng. Câu hỏi đặt ra là 1 thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ trẻ em RLPTK và gia đình các em hiện nay như thế nào và ở mức độ nào? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ đã được phát hiện và giải quyết như thế nào? Tuy nhiên lại có rất ít các nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra những câu trả lời cho những câu hỏi trên trong lĩnh vực công tác xã hội- một nghề chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ trợ giúp các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó có nhóm người khuyết tật và trẻ có RLPTK. Nghiên cứu “Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về thực trạng cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ tự kỷ và gia đình, phân tích những vấn đề tồn tại trong quá trình cung cấp dịch vụ cho trẻ và gia đình từ góc ...
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Luận án "Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm đánh giá thực trạng dịch vụ công tác xã hội đối với trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và gia đình trẻ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới dịch vụ công tác xã hội trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm cải thiện các dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội: Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN _______________________ Nguyễn Phương Anh DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI DÀNH CHO GIA ĐÌNH VÀ TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 9760101.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Lan PGS. TS. Trần Thu Hương Phản biện 1: PGS.TS. Trịnh Văn Tùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS.TS. Đặng Thị Hoa Viện Tâm lí học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. vào hồi giờ ngày tháng năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Rối loạn phổ tự kỷ đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thông báo rằng tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) thay đổi nhanh chóng từ 1/150 vào năm 2000 và đến năm 2018 là 1/44 (CDC, 2022). Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây vấn đề RLPTK nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các tổ chức và cộng đồng. Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam hiện có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (chiếm khoảng 6,5% dân số); trong đó có gần 1 triệu trẻ rối loạn tự kỷ, tỷ lệ trẻ RLPTK ước tính là 1% trẻ sinh ra (Tổng cục Thống kê, 2018). Các nghiên cứu khác ở Việt Nam cho thấy những vấn đề mà cha mẹ của trẻ có RLPTK đang gặp phải như khó khăn trong chăm sóc y tế, bao gồm chăm sóc sức khỏe, khám và điều trị cho con; khó khăn trong việc giáo dục con cái; khó khăn khi để trẻ chơi và giao tiếp với trẻ bình thường; và những khó khăn trong đời sống kinh tế và khó khăn trong các mối quan hệ cũng như khó khăn tâm lý như thiếu kiến thức liên quan đến tự kỷ, thiếu kỹ năng chăm sóc con, tiếp cận các dịch vụ xã hội và tìm môi trường và hình thức học tập phù hợp cho trẻ tự kỷ, (Nguyễn Thị Mai Lan 2013; Nguyễn Thị Hoàng Yến 2015). Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan đã nỗ lực trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua việc ban hành nhiều văn bản định hướng và quy định cụ thể. Ngày 25 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Chương trình số 1929/QĐ-TTG về “Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030 “. Quyết định này là hướng dẫn pháp lý quan trọng để thực hiện các chương trình hỗ trợ cho người bệnh tâm thần, bao gồm cả trẻ em có RLPTK. Quyết định này nhấn mạnh các mục tiêu: i) Huy động sự tham gia của xã hội, đặc biệt là gia đình và cộng đồng trong việc tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; và ii) thực hiện sàng lọc, phát hiện và hỗ trợ can thiệp, dự phòng cho người rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ em tâm thần nặng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí. Đáng chú ý, văn bản cũng đề cập các giải pháp về phát triển cơ sở hỗ trợ và nâng cao chất lượng đội ngũ là nền tảng cho sự phát triển của dịch vụ hỗ trợ trẻ tự kỷ nói chung và dịch vụ xã hội hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình nói riêng. Câu hỏi đặt ra là 1 thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội hỗ trợ trẻ em RLPTK và gia đình các em hiện nay như thế nào và ở mức độ nào? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ đã được phát hiện và giải quyết như thế nào? Tuy nhiên lại có rất ít các nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra những câu trả lời cho những câu hỏi trên trong lĩnh vực công tác xã hội- một nghề chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ trợ giúp các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, trong đó có nhóm người khuyết tật và trẻ có RLPTK. Nghiên cứu “Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đình và trẻ có rối loạn phổ tự kỷ” được thực hiện nhằm cung cấp thông tin về thực trạng cung cấp dịch vụ xã hội cho trẻ tự kỷ và gia đình, phân tích những vấn đề tồn tại trong quá trình cung cấp dịch vụ cho trẻ và gia đình từ góc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội Luận án Tiến sĩ Công tác xã hội Rối loạn phổ tự kỷ Dịch vụ công tác xã hội dành cho gia đìnhTài liệu có liên quan:
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 288 0 0 -
58 trang 233 0 0
-
27 trang 222 0 0
-
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI
18 trang 208 0 0 -
17 trang 179 0 0
-
27 trang 164 0 0
-
27 trang 160 0 0
-
29 trang 150 0 0
-
26 trang 144 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 141 0 0