Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre

Số trang: 28      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,017.65 KB      Lượt xem: 67      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre" nhằm đánh giá tính dễ bị tổn thương của hộ nuôi tôm do biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ nuôi tôm;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển nông hộ tại tỉnh Bến Tre BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM -------------------- VÕ THÁI HIỆP PHÂN TÍCH BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HIỆU QUẢ NUÔI TÔM BIỂN NÔNG HỘ TẠI TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 62620115 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP.HCM – Năm 2022 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thanh Hà Người phản biện: Phản biện 1: ........................................................................................ ............................................................................................ Phản biện 2: ......................................................................................... ............................................................................................ Phản biện 3: ......................................................................................... ............................................................................................ Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại: .......................................................................................................................... Vào hồi………giờ……..ngày…….tháng…….năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ LUẬN ÁN 1. Võ Thái Hiệp, Đặng Thanh Hà, Châu Tấn Lực, Nguyễn Ngọc Thùy, 2020. Đánh giá tính dễ bị tổn thương của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ven biển tỉnh Bến Tre do biến đổi khí hậu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN: 1859 – 4581, số 15, tr.112 – 121. 2. Võ Thái Hiệp, Đặng Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Thùy, 2020. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của hộ nuôi tôm nước lợ tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. ISSN: 1859 – 4581, Chuyên đề biến đổi khí hậu và Phát triển nông nghiệp Bền vững, tr.235 – 240. 3. Võ Thái Hiệp, Mai Đình Quý, 2020. Phân tích nguồn lực sinh kế của hộ nuôi tôm nước lợ trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương, ISSN: 0866-7802, số 31, tr.89-98. 4. Võ Thái Hiệp, Đặng Thanh Hà, 2020. Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, ISSN: 1859 – 1558, số 10(119), tr.127 – 134. 5. Võ Thái Hiệp, Đặng Thanh Hà, Nguyễn Ngọc Thùy, 2021. Ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kinh tế hộ nuôi tôm nước nước lợ tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN: 1859 – 4581, số 19, tr.142 – 149. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận Sự gia tăng rủi ro từ biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những áp lực làm tăng tính dễ bị tổn thương (TDBTT) đối với sinh kế của cư dân ven biển nói chung và ngành nuôi tôm biển nói riêng. Mỗi nông hộ có những đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau nên tính dễ bị tổn thương của họ cũng khác nhau, do đó đánh giá tính TDBTT do BĐKH ở cấp nông hộ là cần thiết để có chính sách tác động cho phù hợp với từng đối tượng. Để giảm thiểu TDBTT, nông hộ có thể điều chỉnh và thích ứng sao cho phù hợp với lĩnh vực sản xuất của họ (Adger và ctv, 2006), điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm sản xuất và nhân khẩu học-xã hội (Mabe cvt, 2014). Nhận diện và phân tích những biện pháp thích ứng của nông hộ và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng biện pháp thích ứng là cần thiết để tăng cường sự hiểu biết về hành vi thích ứng của họ. Bên cạnh đó, BĐKH có nguy cơ làm giảm hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp mà hậu quả trực tiếp của nó là làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi (Aulong và Kast, 2011; Makki và ctv, 2012; Nagothu và ctv, 2012; Oyekale, 2012). Những nghiên cứu trước đây được tiến hành trong từng mảng cụ thể và trong các lĩnh vực khác nhau mà chưa thấy bức tranh tổng thể về bối cảnh dễ bị tổn thương, mức độ tổn thương và các biện pháp thích ứng tương ứng, cũng như ảnh hưởng của những biện pháp này đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Vì thế, một nghiên cứu đề cập đến các mối quan hệ này của nông hộ cho một loại cây trồng/vật nuôi cụ thể là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào cơ sở lý thuyết và thực nghiệm cho vấn đề B ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: