Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 832.49 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Luận án "Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nêu được đặc điểm thi pháp truyện cười ở các làng cười; Phân tích hình thức diễn xướng truyện cười ở các làng cười.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THÙY TRUYỆN CƯỜI Ở CÁC LÀNG CƯỜI BẮC BỘ: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP VÀ DIỄN XƯỚNG Chuyên ngành: Văn học Dân gian Mã số: 9.22.01.25 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2023 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Việt Hùng 2. PGS.TS Vũ Thị Tú Anh Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Châm Viện Nghiên cứu Văn hoá Phản biện 2: PGS. TS Ngô Thị Thanh Quý Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS. TS Hảo Diệu Thuý Trường Đại học Hồng Đức Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thùy (2020), “Truyện cười ở một làng hải đảo (Khảo sát ở xã Trân Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 65(2), 68- 73. 2. Nguyễn Thị Thùy (2022), “Đặc điểm “Truyện làng cười” trong hệ thống truyện cười nói chung về phương diện kết cấu (Khảo sát tại Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 77(2), 35- 42. 3. Nguyễn Thị Thùy (2022), “Không gian – thời gian các buổi diễn xướng truyện cười ở làng cười”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 79(6), 59- 66. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong các thể loại tự sự dân gian, có thể nói truyện cười là thể loại mang đậm chất quần chúng và chất bình dân nhất. Nếu như thần thoại mang tính thiêng liêng, gắn với những nghi lễ của tín ngưỡng nguyên thủy; truyền thuyết là lời tôn vinh, ngợi ca những người anh hùng của cộng đồng trong các lễ hội dân gian thì truyện cười lại vô cùng giản dị, gần gũi với đời thường, mang tính giải trí cao và tố cáo châm biếm sâu sắc. Dân tộc nào cũng biết cười và có truyện cười. Nhưng hiếm có dân tộc nào lại hay cười, biết cười và giỏi cười như người Việt. Truyện cười đã được sưu tập và nghiên cứu với nhiều thành tựu bởi những tác giả tên tuổi. Trong kho tàng cười của người Việt, truyện ở các làng cười còn ít được sưu tầm và chưa nghiên cứu nhiều. 1.2. Người Việt sống ở làng. Mỗi một làng quê Bắc Bộ là một cảnh quan hoàn chỉnh, là một cộng đồng cư dân đủ phong phú đến mức phức tạp. Làng xã là cái nôi sinh thành ra các thể loại văn nghệ dân gian, trong đó có truyện cười dân gian. Theo quy luật, truyện cười cổ truyền được hình thành từ cộng đồng dân làng sau đó lan tỏa ra phạm vi rộng hơn: huyện, tỉnh, vùng, toàn quốc. Bên cạnh nguồn gốc nội sinh, người Việt thông qua các nhà nho còn tiếp thu truyện cười của các nước khác, chủ yếu là của Trung Quốc. 1.3. Hiện nay trong 1013 truyện cười đơn lẻ (không kể hàng chục sưu tập truyện trạng) đã trở thành phổ biến và quen thuộc đối với người Việt có trình độ văn hóa phổ thông. Nhưng đối với đa số người dân cả nước, truyện cười ở các làng cười vẫn còn tương đối xa lạ. Vậy truyện cười ở các làng cười có gì giống và khác với truyện cười cổ truyền phổ biến? Trong khi hình thức diễn xướng truyện cười cổ truyền đã lùi vào thời gian thì theo quan sát bước đầu của chúng tôi, tính diễn xướng, hình thức diễn xướng các truyện cười ở một số làng cười vẫn có thể ghi nhận được ít nhiều. Để phân biệt giữa truyện cười cổ truyền và truyện cười ở các làng cười, người nghiên cứu chú ý đến thi pháp và hình thức diễn xướng. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng để thực hiện luận án. 2 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Nêu được đặc điểm thi pháp truyện cười ở các làng cười; 2.2. Phân tích hình thức diễn xướng truyện cười ở các làng cười. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong luận án chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 3.1. Sưu tầm bổ sung truyện ở một làng cười mà chủ thể không làm nông nghiệp, cụ thể ở đây là làng Trân Châu, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng; 3.2. Tập hợp một số lượng đủ các truyện cười ở các làng cười, có tính đại diện cho truyện làng cười ở Bắc Bộ; 3.3. Phân tích thi pháp truyện cười ở các làng cười đã được tập hợp ở nhiệm vụ 3.2; 3.4. So sánh thi pháp truyện cười ở các làng cười với thi pháp truyện cười cổ truyền phổ biến, được lưu hành sớm và rộng rãi trong phạm vi toàn quốc; 3.5. Trình bày diễn biến của hướng nghiên cứu diễn xướng/ trình diễn trong bối ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THÙY TRUYỆN CƯỜI Ở CÁC LÀNG CƯỜI BẮC BỘ: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP VÀ DIỄN XƯỚNG Chuyên ngành: Văn học Dân gian Mã số: 9.22.01.25 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2023 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Việt Hùng 2. PGS.TS Vũ Thị Tú Anh Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Phương Châm Viện Nghiên cứu Văn hoá Phản biện 2: PGS. TS Ngô Thị Thanh Quý Đại học Thái Nguyên Phản biện 3: PGS. TS Hảo Diệu Thuý Trường Đại học Hồng Đức Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thùy (2020), “Truyện cười ở một làng hải đảo (Khảo sát ở xã Trân Châu, huyện Cát Hải, Hải Phòng)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 65(2), 68- 73. 2. Nguyễn Thị Thùy (2022), “Đặc điểm “Truyện làng cười” trong hệ thống truyện cười nói chung về phương diện kết cấu (Khảo sát tại Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ)”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 77(2), 35- 42. 3. Nguyễn Thị Thùy (2022), “Không gian – thời gian các buổi diễn xướng truyện cười ở làng cười”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 79(6), 59- 66. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong các thể loại tự sự dân gian, có thể nói truyện cười là thể loại mang đậm chất quần chúng và chất bình dân nhất. Nếu như thần thoại mang tính thiêng liêng, gắn với những nghi lễ của tín ngưỡng nguyên thủy; truyền thuyết là lời tôn vinh, ngợi ca những người anh hùng của cộng đồng trong các lễ hội dân gian thì truyện cười lại vô cùng giản dị, gần gũi với đời thường, mang tính giải trí cao và tố cáo châm biếm sâu sắc. Dân tộc nào cũng biết cười và có truyện cười. Nhưng hiếm có dân tộc nào lại hay cười, biết cười và giỏi cười như người Việt. Truyện cười đã được sưu tập và nghiên cứu với nhiều thành tựu bởi những tác giả tên tuổi. Trong kho tàng cười của người Việt, truyện ở các làng cười còn ít được sưu tầm và chưa nghiên cứu nhiều. 1.2. Người Việt sống ở làng. Mỗi một làng quê Bắc Bộ là một cảnh quan hoàn chỉnh, là một cộng đồng cư dân đủ phong phú đến mức phức tạp. Làng xã là cái nôi sinh thành ra các thể loại văn nghệ dân gian, trong đó có truyện cười dân gian. Theo quy luật, truyện cười cổ truyền được hình thành từ cộng đồng dân làng sau đó lan tỏa ra phạm vi rộng hơn: huyện, tỉnh, vùng, toàn quốc. Bên cạnh nguồn gốc nội sinh, người Việt thông qua các nhà nho còn tiếp thu truyện cười của các nước khác, chủ yếu là của Trung Quốc. 1.3. Hiện nay trong 1013 truyện cười đơn lẻ (không kể hàng chục sưu tập truyện trạng) đã trở thành phổ biến và quen thuộc đối với người Việt có trình độ văn hóa phổ thông. Nhưng đối với đa số người dân cả nước, truyện cười ở các làng cười vẫn còn tương đối xa lạ. Vậy truyện cười ở các làng cười có gì giống và khác với truyện cười cổ truyền phổ biến? Trong khi hình thức diễn xướng truyện cười cổ truyền đã lùi vào thời gian thì theo quan sát bước đầu của chúng tôi, tính diễn xướng, hình thức diễn xướng các truyện cười ở một số làng cười vẫn có thể ghi nhận được ít nhiều. Để phân biệt giữa truyện cười cổ truyền và truyện cười ở các làng cười, người nghiên cứu chú ý đến thi pháp và hình thức diễn xướng. Chính vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ: Đặc điểm thi pháp và diễn xướng để thực hiện luận án. 2 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Nêu được đặc điểm thi pháp truyện cười ở các làng cười; 2.2. Phân tích hình thức diễn xướng truyện cười ở các làng cười. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Trong luận án chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 3.1. Sưu tầm bổ sung truyện ở một làng cười mà chủ thể không làm nông nghiệp, cụ thể ở đây là làng Trân Châu, huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng; 3.2. Tập hợp một số lượng đủ các truyện cười ở các làng cười, có tính đại diện cho truyện làng cười ở Bắc Bộ; 3.3. Phân tích thi pháp truyện cười ở các làng cười đã được tập hợp ở nhiệm vụ 3.2; 3.4. So sánh thi pháp truyện cười ở các làng cười với thi pháp truyện cười cổ truyền phổ biến, được lưu hành sớm và rộng rãi trong phạm vi toàn quốc; 3.5. Trình bày diễn biến của hướng nghiên cứu diễn xướng/ trình diễn trong bối ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Văn học Dân gian Truyện cười ở các làng cười Bắc Bộ Đặc điểm thi phápTài liệu có liên quan:
-
2 trang 297 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 286 0 0 -
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 242 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
27 trang 162 0 0
-
27 trang 160 0 0
-
29 trang 150 0 0
-
26 trang 144 0 0
-
Đất và người Bình Dương qua tư liệu văn học dân gian
10 trang 143 0 0 -
Tổng tập văn học dân gian Nam Bộ (Quyển 1): Phần 1
194 trang 142 0 0