Danh mục tài liệu

Trách nhiệm số của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 587.34 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu "Trách nhiệm số của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới" tập trung tìm hiểu về nhận thức đối với CDR và việc triển khai CDR của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang tiến vào giai đoạn bình thường mới hậu đại dịch. Dù còn gặp nhiều khó khăn cũng như năng lực còn hạn chế, nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển mình để thích nghi với hoàn cảnh mới và đã có những bước tiến đầu tiên trong việc thực hiện CDR gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trách nhiệm số của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn bình thường mới MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI TRÁCH NHIỆM SỐ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI Lê Trần Nguyên Nhung1 Tóm tắt Cuộc cách mạng số đang tạo ra những thay đổi chóng mặt trong cuộc sống của con người vàtương lai của thế giới. Công nghệ kỹ thuật mới phát minh sẽ tạo cơ hội to lớn cho doanh nghiệpphát triển vượt bậc. Vì thế, một khái niệm dần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây đóchính là trách nhiệm số của doanh nghiệp (CDR), một dạng trách nhiệm liên quan đến những tháchthức, rủi ro và ảnh hưởng từ công cuộc chuyển đổi số. Bài nghiên cứu này tập trung tìm hiểu vềnhận thức đối với CDR và việc triển khai CDR của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đấtnước đang tiến vào giai đoạn bình thường mới hậu Covid-19. Dù còn gặp nhiều khó khăn cũng nhưnăng lực còn hạn chế, nhưng doanh nghiệp Việt Nam đang dần chuyển mình để thích nghi với hoàncảnh mới và đã có những bước tiến đầu tiên trong việc thực hiện CDR gắn liền với mục tiêu pháttriển bền vững. Từ khóa: Trách nhiệm số của doanh nghiệp, Việt Nam, bình thường mới 1. GIỚI THIỆU Trong các thập niên của thế kỉ 21, thế giới đã và đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ củatruyền thông xã hội, khoa học công nghệ và thiết bị kỹ thuật số. Chính điều này đã làm gia tăng sứcảnh hưởng của khách hàng lên sự thành công của bất kì thương hiệu công ty nào. Theo WernerGeyser (2021), 92% khách hàng cho biết hoàn toàn tin tưởng vào những phản hồi tích cực từ nhữngngười ủng hộ thương hiệu và 75% người tiêu dùng dựa vào niềm tin đó để ra quyết định mua hàng.Đối với thị trường mới nổi như Việt Nam, người tiêu dùng có xu hướng tiếp cận nguồn thông tin từmạng xã hội nhiều hơn khi xem xét và quyết định mua. Một trong những minh chứng cho việc nàychính là tính đến tháng 1/2022, Việt Nam có hơn 80 triệu người dùng Facebook, chiếm khoảng80,2% tổng dân số quốc gia (NapoleonCat, 2022). Mặt khác, tính đến tháng 4/2022, Việt Nam cókhoảng 73,2% dân số sử dụng Internet, cao hơn so với tỷ lệ trung bình trên thế giới (62,5%) (FPTDigital, 2022). Cùng với xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang có nhữngbước chuyển mình vượt bậc trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số. Điều này càng trở nên cấpthiết hơn khi đại dịch Covid-19 bùng phát và hoành hành trên toàn thế giới. Từ giữa năm 2020, khiThủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, hầu hết các doanh nghiệp vànhà quản lý đều đánh giá rất cao tầm ảnh hưởng của chương trình đến thị trường, và đã có nhữnghành động kịp thời để thích nghi với tình hình mới (Phan Y Lan, 2021). Để có thể nắm bắt cơ hộiquan trọng này, các tổ chức cần phải phát triển chiến lược chuyển đổi số hiệu quả, đầu tư cơ sở hạtầng công nghệ, đề xuất các phát kiến kỹ thuật số và thực thi trách nhiệm số trong giai đoạn bìnhthường mới. Công cuộc số hóa đang làm thay đổi một cách sâu sắc cuộc sống của con người bằng việc tạora cơ hội phát triển cho những mô hình kinh doanh mới (Claudia Loebbecke & Arnold Picot,2015). Công nghệ tiên tiến có thể nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tác động tích cực đến1 Giảng viên, Thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ltn.nhung@hutech.edu.vn 482 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐmôi trường. Tuy nhiên, sự đổi mới kĩ thuật cũng dẫn đến nhiều hệ lụy như bất bình đẳng giữa cácnhóm xã hội, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng do ảnh hưởng của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo, mức độ ròrỉ thông tin và tấn công mạng ngày càng nghiêm trọng (Gregory Vial, 2019). Vì những cơ hội pháttriển cùng với vấn đề xã hội mới phát sinh do chuyển đổi số mang lại, các tổ chức nói chung và cácdoanh nghiệp Việt Nam nói riêng cần phải chú tâm hơn đến trọng trách mới đối với xã hội, đó làtrách nhiệm số của doanh nghiệp (Christian Thorun, 2018). 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Trách nhiệm số của doanh nghiệp (Corporate digital responsibility – CDR) Hiện tại, việc thực thi CDR chưa nhận được nhiều sự quan tâm và có khá ít khái niệm vềCDR được đưa ra bởi các học giả. Trong bài nghiên cứu của Lara Lobschat và cộng sự (2019),CDR được xem là một cấu phần tách ra từ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate socialresponsibility – CSR). CDR bao gồm các bên liên quan như tổ chức, cá nhân, chính phủ/luật phápvà công nghệ, và có 4 giai đoạn phát triển gồm kiến tạo và lưu trữ dữ liệu, hoạt động và ra quyếtđịnh, điều tra và đánh giá ảnh hưởng, cải tiến dữ liệu và công nghệ số. Lara Lobschat và cộng sự(2019) định nghĩa rằng CDR là bộ quy chuẩn và giá trị chung nhằm định hướng hoạt động củadoanh nghiệp trong việc kiến tạo và sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Nhận định này khá tươ ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: