Danh mục tài liệu

Ứng dụng mô hình Canvas trong khởi nghiệp kinh doanh định hướng phát triển bền vững

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 737.23 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này đề cập đến các yếu tố của mô hình Canvas ứng dụng trong khởi nghiệp kinh doanh, tổng quan các tài liệu nghiên cứu về phát triển bền vững, nghiên cứu tình huống một số doanh nghiệp đồng thời thực hiện khảo sát ý kiến về ảnh hưởng của các yếu tố mô hình kinh doanh Canvas đến kết quả khởi nghiệp kinh doanh; từ đó, đưa ra các biện pháp đề xuất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ứng dụng mô hình Canvas trong khởi nghiệp kinh doanh định hướng phát triển bền vững ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CANVAS TRONG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (A) Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Bài viết đề cập đến các yếu tố của mô hình Canvas ứng dụng trong khởi nghiệp kinh doanh, tổng quan các tài liệu nghiên cứu về phát triển bền vững, nghiên cứu tình huống một số doanh nghiệp đồng thời thực hiện khảo sát ý kiến về ảnh hưởng của các yếu tố mô hình kinh doanh Canvas đến kết quả khởi nghiệp kinh doanh; từ đó, đưa ra các biện pháp đề xuất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững. Từ khóa: kinh doanh, khởi nghiệp, phát triển bền vững ABSTRACT The paper covers the elements of the application Canvas model in business startups, basing on a methodology of document review, case study and surveying opinions about the impact of Canvas model factors on business startup results, thereby making solutions for startups applying Canvas business model towards sustainable development. Keywords: business, startups, sustainable development 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp là lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và đa khía cạnh và cần được nghiên cứu, đánh giá trong tổng thể chứ không chỉ quan tâm tới một khía cạnh nào đó. Hành vi khởi nghiệp là kết quả của một quá trình tương tác giữa các yếu tố cá nhân (người khởi nghiệp) và các yếu tố môi trường. Quá trình khởi nghiệp nằm ở trung tâm của mọi nỗ lực mô hình hóa và lý thuyết hóa của các nghiên cứu về khởi nghiệp, dù được học giả tiếp cận theo cách nào: định hình doanh nghiệp mới; khai thác cơ hội kinh doanh; sáng tạo giá trị hay đổi mới sáng tạo (Trần Văn Trang, 2018). Khởi nghiệp kinh doanh được nhấn mạnh ở hai điểm khác biệt so với xây dựng và điều hành một doanh nghiệp, một là: khả năng tăng trưởng (không giới hạn và nhanh nhất có thể với mục tiêu tăng trưởng cao, ý tưởng mới mẻ là trước tiên chứ không phải lợi nhuận), hai là: khởi nghiệp được định nghĩa bởi văn hóa khởi nghiệp (môi trường doanh nghiệp) chứ không phải tuổi đời, quy mô hay công nghệ ứng dụng (Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 2018). Do vậy, để đáp ứng thỏa mãn hai điểm khác biệt đó, việc lựa chọn mô hình kinh doanh khởi nghiệp phù hợp có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của khởi nghiệp. Bên cạnh đó, mục tiêu khởi nghiệp cần được đặt trong bối cảnh chung của thị trường để có những định hướng đúng đắn. Xu hướng kinh doanh gắn với phát triển bền vững đang là tất yếu trên thế giới. Vì vậy, lựa chọn mô hình kinh doanh khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững thông qua tác động đến các yếu tố của mô hình kinh doanh được cho là lựa chọn đúng đắn. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan nghiên cứu Mô hình kinh doanh là một cấu trúc tổng hợp thể hiện sự tồn tại của doanh nghiệp theo một định hướng nào đó. Mô hình kinh doanh giải thích cách thức hoạt động của doanh nghiệp, cách 265 doanh nghiệp hướng tới đạt được mục tiêu. Tất cả các quy trình và chính sách kinh doanh mà một doanh nghiệp áp dụng và tuân theo đều gắn chặt với các yếu tố của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Một mô hình kinh doanh có nhiệm vụ trả lời khách hàng của doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp có thể tạo ra hay thêm giá trị gì cho khách hàng và làm thế nào có thể làm điều đó với chi phí hợp lý (Drucker, 2011). Có nhiều mô hình kinh doanh đã được đề xuất và ứng dụng. Có cả thành công và thất bại. Nhưng sự thành công hay thất bại không phụ thuộc vào mô hình mà phụ thuộc vào chính chủ thể ứng dụng mô hình đó trong điều kiện, hoàn cảnh nào. Mô hình Canvas (Osterwalder, 2004) đề cập đến 9 yếu tố tạo nên 9 trụ cột trong tổ chức kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: (1) đối tác chính; (2) hoạt động chính; (3) nguồn lực chính; (4) giá trị cung cấp cho khách hàng; (5) quan hệ khách hàng; (6) các kênh thông tin và phân phối; (7) phân khúc khách hàng; (8) cơ cấu chi phí; (9) các dòng doanh thu. Bảng 1. Tóm tắt các y u tố của mô h nh kinh doanh Canvas Đối tác chính: Ho t ộng chính: Giá trị cung c p cho Quan hệ khách hàng: Phân khúc khách Danh sách đối tác Tính khác biệt khách hàng: Dữ liệu khách hàng hàng: quan trọng Bệ phóng, nền tảng Giá trị khác biệt Cách thức tương tác Định vị khách hàng Nguồn lực được Đáp ứng nhu cầu mục tiêu Nguồn lực chính: Kênh thông tin và cung cấp bởi đối tác Khơi dậy nhu cầu Đúng đối tượng, Nội lực/Ngoại lực phân phối: đúng giá trị mong Hiện hữu/vô hình Phát triển kênh theo đợi, sẵn sàng chi trả cách nào Tối ưu hóa hiệu quả Cơ c u chi phí: Các dòng doanh thu: Chi phí cố định Doanh thu đến từ hoạt động, giá trị nào cung cấp cho Chi phí biến đổi khách hàng Cơ cấu hợp lý, chấp nhận được Phương thức thanh toán Ngu n: Alexander Osterwalder (2004), The Business Model Ontology - A Proposition In A Design Science Approach, PhD thesis, Un ...

Tài liệu có liên quan: