Danh mục tài liệu

Vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đối với vùng thủ đô

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 761.13 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đối với vùng thủ đô chỉ rõ vai trò của phát triển kinh tế vùng đô thị. Phân tích thực trạng tình hình kinh tế - xã hội năm năm gần đây của Hà Nội cho thấy vai trò động lực kinh tế - xã hội dẫn đầu của cả nước, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đối với vùng thủ đô VAI TRÒ ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỐI VỚI VÙNG THỦ ĐÔ Nguyễn Thị Thanh Huyền Khoa Môi trường, Biến đổi Khí hậu và Đô Thị - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email:huyennt@neu.edu.vn Mã bài: JED-1147 Ngày nhận bài: 10/01/2023 Ngày nhận bài sửa: 28/02/2023 Ngày duyệt đăng: 02/03/2023 DOI: 10.33301/JED.VI.1147 Tóm tắt Bài báo chỉ rõ vai trò của phát triển kinh tế vùng đô thị. Phân tích thực trạng tình hình kinh tế - xã hội năm năm gần đây của Hà Nội cho thấy vai trò động lực kinh tế - xã hội dẫn đầu của cả nước, đặc biệt có vai trò quan trọng đối với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô. Bài viết đã chỉ ra thu nhập bình quân đầu người/tháng của Hà Nội và các tỉnh lân cận thuộc Vùng Thủ đô gia tăng hàng năm, mức thu nhập bình quân/người/tháng của Hà Nội cao hơn các tỉnh của vùng, thậm chí so với Hòa Bình cao gấp 2,3 lần, so với Phú Thọ cao gấp 1,86 lần. Tác giả dự báo rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động bình quân của thủ đô, ước tính đến năm 2025 năng suất lao động bình quân đạt khoảng 358 triệu VND/người, GRDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 165 triệu VND/người. Trên cơ sở đó, bài báo đưa ra các giải pháp phát huy vai trò động lực của Hà Nội trong phát triển kinh tế - xã hội Vùng Thủ đô. Từ khóa: Kinh tế vùng, Phát triển kinh tế, Vùng Thủ đô. The Role of Hanoi in Encouraging Socio-Economic Development of The Capital Area Abstract This research aims to highlight the vital role of urban economic development by analyzing the current socio-economic situation of Hanoi in the last five years to determine the leading role of the socio-economic driving force of the whole country, especially for the provinces in the capital region. It has shown that the average monthly income per capita of Hanoi citizens and nearby provinces increases yearly. The average monthly income per capita in Hanoi is higher than that of other regional provinces, 2.3 times and 1.86 times as high as that of Hoa Binh and Phu Tho, respectively. Based on Hanoi’s current economic growth rate and average labor productivity, the author forecasts that by 2025, the average labor productivity will reach about 358 million VND/person, and the GRDP per capita is estimated at 165 million VND. The paper concludes with solutions to promote the dynamic role of the capital in socio-economic development in the Capital region. Keywords: Capital Region, Regional economic, Economic development. JEL Codes: R, R00, R11 Số 309(2) tháng 3/2023 23 1. Giới thiệu Vấn đề phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng kinh tế đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hơn 10 năm qua, với việc ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, đầu tư. Thực tế, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Nhà nước đã chú trọng đến phát triển theo vùng để phát huy lợi thế đặc thù của mỗi vùng về vị trí, địa chính trị, nguồn nhân lực, điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng. Mỗi vùng đều có cơ chế chính sách đặc thù trên cơ sở xây dựng vùng thành một thể thống nhất. Ngoài các vùng kinh tế, kinh tế trọng điểm còn các vùng đặc thù trong đó có Vùng Thủ đô. Vùng Thủ đô Hà Nội là một trong hai vùng đô thị Việt Nam theo quy hoạch của Bộ Xây dựng nhằm định hướng phát triển đô thị . Vùng Thủ đô Hà Nội lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Đào Ngọc Nghiêm (2022) cho rằng Vùng Thủ đô được chú trọng phát triển liên kết từ năm 2003 với 8 tỉnh, Thành Phố gồm: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình. Năm 2008 đã có quy hoạch vùng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi Hà Nội điều chỉnh địa giới. Đến năm 2012, Vùng Thủ đô được điều chỉnh gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình và mở rộng thêm 3 tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang với diện tích hơn 24.300 km2, dân số gần 18 triệu người. Để có định hướng phát triển và liên kết, Thủ tướng Chính phủ (2016) đã phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu là vùng đô thị đa cực, tập trung, vùng phát triển kinh tế tổng hợp, có môi trường sống, cảnh quan phong phú mang đậm bản sắc dân tộc và phát triển theo hướng hiện đại từ tiềm năng, sức mạnh nội tại, truyền thống lịch sử. Quy hoạch Vùng đã xác định Hà Nội có vị thế là Thủ đô, trung tâm đầu não hành chính, chính trị quốc gia; trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm lớn về kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mục tiêu này đã cụ thể hóa trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô được Quốc hội thông qua và Chính phủ phê duyệt năm 2011. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội (2022), kết quả phát triển kinh tế - xã hội của 5 tháng đầu năm 2022 với những con số tăng trưởng thuận lợi đã mang lại nhiều kỳ vọng cho Thủ đô hướng đến đạt mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Đây là dấu mốc đặc biệt của thành phố sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, sản xuất và kinh doanh của Thành Phố Hà ...