Văn học Nga - Chương 7
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn học Nga - Chương 7Chương 7 MAXIM GORKY Максим Горький Trong Lịch sử văn học Nga Xô viết, văn hào Macxim Gorky có vị trí đặc biệt. Ông là ngườikhai sinh, bậc thầy của văn học Nga – Xô viết. Với toàn bộ tác phẩm của Macxim Gorky, văn họcNga trở thành ngọn cờ đầu của văn học thế giới đương đại trong công cuộc thức tỉnh và đấu tranhgiải phóng nhân loại cần lao khỏi ách áp bức thống trị của chủ nghĩa tư bản. Ông cũng là ngườiđánh dấu một bước ngoặt mới trong tiến trình văn học thế giới hiện đại. Henry Bacbusse, nhà văn lớn của nước Pháp khẳng định: Ảnh hưởng của Macxim Gorkiđối với các nhân vật trẻ, họa sĩ và nghệ sĩ chúng ta thật lớn lao. Macxim Gorky là ngọn đuốc vĩ đại,người mở những con đường văn học mới cho toàn thế giới và những nhà hoạt động văn học sẽ đitheo. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP Maxim Gorky tên thật là Alexei Macximovich Peskov, sinh ngày 28.03.1868 tại thành phốNigiơni Novogorod (nay là thành phố Gorky) trên bờ sông Volga, trong một gia đình đi làm thuêkiếm sống. Năm 16 tuổi, đến thành phố Kazan xin vào đại học nhưng bị từ chối. Peskov đi làm phukhuân vác, thợ làm bánh mì ... và nhiều công việc khác để kiếm sống, đồng thời kiên trì tự học vàtham gia sinh hoạt với nhóm thanh niên trí thức có tư tưởng tiến bộ. Chuyển đến vùng biển Lý hảisống với dân chài, nhận việc canh gác kho hàng ban đêm , cân hàng ở ga xe lửa. Từ năm 1889, ôngbị cảnh sát theo dõi vì có quan hệ với những người làm cách mạng. Mùa xuân năm 1891, Peskov bắt đầu một cuộc hành trình dài khắp nước Nga, vừa quan sáttìm hiểu cuộc sống vừa làm thuê kiếm sống. Năm 1892, ông viết truyện ngắn đầu tay Makar Tsudra đăng trên tờ báo Kafkaz với bút danh“Macxim Gorky ” làm xôn xao dư luận công chúng văn học đương thời. Cuối năm 1892, ông trở lại quê nhà, cộng tác với báo chí vùng sông Volga và các báo ở thủđô. Năm 1898-1899, ông xuất bản một số tập bút ký, truyện ngắn, một số tiểu thuyết và một vởkịch dưới ảnh hưởng của Đảng Công Nhân Xã Hội Dân Chủ Nga. Mùa xuân năm 1901, ông bị chính phủ Nga hoàng trục xuất khỏi thành phố quê nhà vì ôngđã viết truyền đơn kêu gọi lật đổ chính quyền chuyên chế. Năm 1902, ông được bầu làm viện sĩdanh dự Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhưng Nga hoàng ra lệnh bãi bỏ kết quả của cuộc bầu chọnnày. Gorky tổ chức và lãnh đạo nhà xuất bản Trí Thức, tập hợp nhiều nhân vật tiến bộ của nướcNga đương thời. Gorki tích cực tham gia cuộc Cách Mạng Nga lần thứ nhất: ông viết lời kêu gọi lật đổ chínhquyền, bị Nga hoàng bắt giam . Một cơn bão táp phản kháng bùng lên khắp nước Nga và Châu Âuủng hộ Gorki, khiến Nga hoàng phải trả lại tự do cho ông. Mùa hè năm 1905, Gorky gia nhập Đảng Bolsevich, gặp gỡ Lênin ở , tiếp tục viết bài chobáo chí Đảng. Đầu năm 1906, sau khi cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Moskva thất bại, Đảng quyết định cửGorky sang Tây Âu và Mỹ để làm công tác vận động. Trên đường đi ông viết Lời kêu gọi gởigiai cấp công nhân và giới trí thức các nước, vận động họ ủng hộ cách mạng Nga, đồng thời lên ánchính phủ tư sản các nước Tây Âu đã tiếp tay cho Nga Hoàng đàn áp Cách Mạng Nga. Báo chíphản động ở Mĩ la ó ầm ĩ đòi Gorky phải rời khỏi Mỹ, nhưng ông vẫn ở lại tới mùa thu năm ấy, .Phùng Hoài Ngọc biên soạn 76viết nhiều tác phẩm tố cáo chế độ tư bản (Xem Những Cuộc phỏng vấn của tôi ở Mỹ) và hai tácphẩm mở đầu cho nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là vở kịch Những kẻ thù và tiểu thuyếtNgười Mẹ. Mùa thu năm 1906, Gorky sang Ý. Tháng 5.1907, ông được mời đi London dự đạihội Đảng lần V với tư cách đại biểu dự thính. Ở đây, ông gặp Lênin lần thứ hai. Từ đây cho tới cuốiđời, Lênin thường xuyên quan tâm chăm sóc Gorky, khiến ông trở thành nhân vật vĩ đại của giaicấp vô sản. Cuối năm 1913, có lệnh ân xá của Nga hoàng, Gorky trở về nước. Ông viết các tácphẩm Những mẩu chuyện nước Ý (1911-1913), tập truyện ngắn Trên nước Nga (1912-1916),tiểu thuyết Thời thơ ấu và Kiếm sống (tập I và II) là bộ tự truyện của ông. Sau Cách Mạng Tháng 10 Nga, Gorky tích cực xây dựng nền văn hóa mới. Năm 1920, ôngđược cử đi dự Đại Hội Quốc Tế Cộng Sản lần thứ II ở Moskva. Hè năm 1921, bệnh lao của Gorki trở nên trầm trọng. Lênin yêu cầu ông ra nước ngoàidưỡng bệnh (1921-1924 ở Đức, Ý, Tiệp). Ông tiếp tục sáng tác. Năm 1931, ông trở về nước tíchcực tham gia hoạt động xã hội và văn học. Năm 1931, Macxim Gorky chủ trì Đại Hội Các Nhà Văn Xô viết lần thứ I và được bầu làmchủ tịch Hội Nhà Văn. Năm 1935, ông được bầu làm ủy viên Xô viết tối cao Liên bang. Nhữngnăm cuối đời, ông còn viết nhiều vở kịch và bộ tiểu thuyết sử thi 4 tập Cuộc đời của KlimSamghin (1925-1936). Macxim Gorky mất ngày 18.06.1936 tại Moskva. Nhân dân xúc động trước cái chết củaông cũng như một trăm năm trước đây người ta đã xúc động trước cái chết của ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo trình văn học văn học nước ngoài ngữ văn và ngôn ngữ văn học nga văn học châu áTài liệu có liên quan:
-
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 1
342 trang 404 10 0 -
Mười hai học thuyết về bản tính của con người: Phần 1
260 trang 277 0 0 -
Truyện Harry Potter và chiếc cốc lửa
1938 trang 211 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm thơ A. X. Puskin
89 trang 202 0 0 -
Văn học Châu Mỹ tuyển chọn (Tập I): Phần 2
610 trang 174 6 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Cổ mẫu trong tiểu thuyết John Steinbeck
184 trang 137 0 0 -
Giáo trình Phương pháp giảng dạy văn học: Phần 1 - Phan Trọng Luận
68 trang 125 0 0 -
Tiểu thuyết Đôn Kihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra: Phần 1
450 trang 97 0 0 -
biểu tượng thất truyền: phần 2
340 trang 85 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami
237 trang 81 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Địa lí - THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
4 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái năm 2013 đề 121
7 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh năm 2013 đề 008
6 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học: Đề 12
6 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh -THPT Cảm Nhân năm 2013
4 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái đề 485
4 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học - Trường THPT Chu Văn An - Thái Nguyên
4 trang 0 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái đề 326
6 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Sinh - Sở GD&ĐT Yên Bái năm 2013 đề 1237
5 trang 1 0 0 -
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2013 môn Sinh học: Đề 16
9 trang 1 0 0