
Vị trí, tầm quan trọng của trường đại học địa phương trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương - Thành tựu và thách thức từ thực tiễn Trường Đại học Thủ Dầu Một
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vị trí, tầm quan trọng của trường đại học địa phương trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương - Thành tựu và thách thức từ thực tiễn Trường Đại học Thủ Dầu Một VỊ TRÍ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG - THÀNH TỰU VÀ THÁCH THỨC TỪ THỰC TIỄN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Ngô Hồng Điệp1Tóm tắt: Trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU) được thành lập nhằm “đáp ứng nhu cầu học tập vàphát huy nguồn nhân lưc tại chỗ” phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo chủ trương củaĐảng. Qua 15 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo được dấu ấn trongnhóm các trường đại học có tiền thân là các trường cao đẳng sư phạm, chuyển thành cơ sở đào tạo đạihọc đa ngành, phục vụ nhu cầu phát triển của địa phương, của đất nước. Những kết quả đạt được vềcung ứng nhân lực tại chỗ, về góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển biến cơ cấu lao động,tham gia vào đời sống văn hóa xã hội của địa phương từ thực tiễn Trường Đại học Thủ Dầu Một là mộtminh chứng khẳng định chủ trương phát triển trường đại học địa phương của Đảng và Nhà nước là hếtsức đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của địa phương, của đất nước. Cũng như các trường đại học địaphương trên cả nước, Trường Đại học Thủ Dầu Một đang đứng trước một số mặt khó khăn, thách thứckhông nhỏ. Tuy nhiên những khó khăn này hoàn toàn có thể được khắc phục được. Vị trí, tầm quantrọng của đại học địa phương trong việc đào tạo nhân lực, tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hộicủa địa phương đã được khẳng định.Từ khóa: đại học địa phương, nguồn nhân lực, thách thức, vai trò THE IMPORTANT ROLE OF A LOCAL UNIVERSITY IN THE PROVINCIAL ECONOMIC, CULTURE, AND SOCIAL DEVELOPMENT - ACHIEVEMENTS AND CHALLENGES FROM THE THU DAU MOT UNIVERSITY CASEAbstract: The goal of Thu Dau Mot Universitys establishment was to meet the learning needs andpromote local human resources in response to the industrialization and modernization policies of theVietnamese Communist Party. After fifteen years of building and development, Thu Dau MotUniversity has established itself as a multidisciplinary university that addresses regional and nationaldevelopment needs, standing out among the erstwhile group of universities known as pedagogicalcolleges. The success in supplying local human resources, altering the labor structure and growth model,and engaging in the social and cultural life of Thu Dau University is evidence that the Party and Statespolicy of establishing local universities is highly appropriate and in line with the local and nationalrealities. Thu Dau Mot University is encountering a variety of challenges and obstacles, just like otherregional universities across the nation. These challenges can be fully surmounted, though. It has beenand will continue to be confirmed how important local colleges are in developing human capital andcontributing to the social, cultural, and economic advancement of the community.Keywords: local university, human resources, challenges, role1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển trường đại học địa phương là một chủ trương lớn của Đảng, được khẳng định trongChiến lược phát triển kinh tế xã hội 1996 - 2000, thông qua tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII(Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996). Qua hơn 20 năm thực hiện chủ trương này, đến nay, cả nước có 261. Trường Đại học Thủ Dầu Một (Thu Dau Mot University). Corresponding email: diepnh@tdmu.edu.vn 236trường đại học địa phương được thành lập và hoạt động, do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố là cơquan quản lý nhà nước cấp trên; ra đời sớm nhất là Trường Đại học Hồng Đức và Trường Đại họcQuảng Nam (1997), muộn nhất là Trường Đại học Khánh Hòa (2015) (TDMU, 2024); trên 60 trườngđại học tư thục do các doanh nghiệp kinh doanh giáo dục và một số tổ chức là chủ sở hữu, chịu sự quảnlý của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế chuyên môn và chịu sự quản lý của chính quyền cấp tỉnh vềnhân sự lãnh đạo. Sứ mệnh của các trường đại học địa phương như đã được khẳng định trong Chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của đất nước là “để đáp ứng nhu cầu học tập và phát huy nguồn nhân lựctại chỗ” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996), cung cấp nguồn nhân lực phục cho cho các mục tiêu kinh tếxã hội đặt ra trong các thời kỳ phát triển của địa phương. Qua hơn 1/5 thế kỷ xây dựng và phát triển, đạihọc địa phương đã phác họa bức tranh nhiều gam màu sáng tối, có trường đã phác dựng dáng dấp củamột đại học ưu tú, có trường mới chỉ định hình con đường phát triển, có trường đang phải nỗ lực tái cơcấu để tồn tại (Nguyễn Kim Sơn, 2023). Tuy còn nhiều thách thức, gập ghềnh, nhưng về cơ bản cáctrường đại học địa phương đã trở thành thực thể quan trọng, đóng góp vào việc đào tạo nhân lực, thamgia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của nhiều tỉnh, thành. Bài viết này trình bày vị trí, tầm quan trọngcủa đại học địa phương trong việc thực hiện sứ mệnh “đáp ứng nhu cầu học tập và phát huy nguồn nhânlực tại chỗ” từ thực tiễn Trường Đại học Thủ Dầu Một.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết này được trình bày dựa trên phương pháp liên ngành lịch sử - kinh tế - chính trị (historical- political - economy), lịch sử giáo dục (history of education), nghiên cứu phát triển (developmentstudies). Cách tiếp cận liên ngành này cho phép trình bày mối quan hệ tương tác giữa đào tạo và thịtrường nhân lực theo thời gian. Cách tiếp cận này cũng cho phép phân tích vấn đề tập trung vào nguyênnhân và hậu quả; bối cảnh của sự phát triển luôn mang tính lịch sử và có ý nghĩa với hiện tại.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN3.1. Cung ứng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội củađịa phương TDMU là cơ sở đào tạo đại học công lập của tỉnh Bình Dương, được thành lập năm 2009, trên cơsở nâng cấp từ Trường Cao ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trường đại học địa phương Phát triển trường đại học địa phương Giáo dục đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một Cơ sở đào tạo sư phạm tỉnh Bình DươngTài liệu có liên quan:
-
10 trang 225 1 0
-
171 trang 225 0 0
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học – Tác động và giải pháp
7 trang 225 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
200 trang 198 0 0
-
7 trang 193 0 0
-
Giải pháp để phát triển chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam hiện nay
10 trang 187 0 0 -
Tìm hiểu chương trình đào tạo ngành Điện tử - Viễn thông hệ đại học: Phần 2
174 trang 186 0 0 -
Sử dụng Chat GPT làm công cụ hỗ trợ trong việc dạy và học ngành truyền thông
6 trang 178 1 0 -
Tiểu luận: So sánh giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc-Việt Nam
11 trang 154 0 0 -
7 trang 145 0 0
-
Sổ giáo án lý thuyết, giáo án thực hành, giáo án tích hợp.
27 trang 137 0 0 -
SLIDE QUẢN TRỊ NHÂN LỰC - CHƯƠNG 5: ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
18 trang 136 0 0 -
Chuyển đổi số: cơ sở và ứng dụng
18 trang 135 0 0 -
Giải pháp quản lý văn hóa ứng xử trên không gian mạng của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số
8 trang 125 0 0 -
Vai trò của trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ trong cầu đại học của các hộ gia đình
9 trang 116 0 0 -
17 trang 108 2 0
-
Tiểu luận: GIÁO DỤC SO SÁNH VIỆT NAM – MALAYSIA
24 trang 106 0 0 -
Thực trạng liên thông từ giáo dục nghề nghiệp lên giáo dục đại học
5 trang 105 0 0 -
Đề án về Đổi mới giáo dục đại học
131 trang 104 0 0