Danh mục tài liệu

XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ: TỪ ARIXTỐT ĐẾN HÊGHEN

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 94.00 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - một khái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân / ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ: TỪ ARIXTỐT ĐẾN HÊGHENXÃ HỘI CÔNG DÂN VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ: TỪ ARIXTỐT ĐẾN HÊGHEN Bài viết phân tích tư tưởng của Arixtốt về cộng đồng chính trị - mộtkhái niệm được coi là khởi thuỷ của khái niệm xã hội công dân/xã hội dân sự saunày. Đồng thời, phân tích tư tưởng về xã hội dân sự trong thời cận đại qua một sốđại biểu điển hình. Đặc biệt, tác giả đã làm rõ sự kế thừa và phát triển củaHêghen đối với quan điểm của Arixtốt về xã hội công dân.Hêghen coi xã hội dân sự hay xã hội tư sản chỉ là một giai đoạn phát triển của tựdo, là nơi đề cao quyền của chủ thể hay tự do cá nhân, là nơi con người có quyềntheo đuổi lợi ích cá nhân của mình, được tự do trao đổi (mua và bán) hàng hóa thôngqua cơ chế thị trường. Nhưng những tự do này, theo Hêghen, mang tính trừu tượngvà hình thức bởi vì nó chứa đựng những mục đích cá nhân, mà phần lớn những mụcđích này vẫn bị chi phối bởi những nhu cầu và ham muốn mang tính tự nhiên củacon người như một sinh vật. Tự do đích thực là tự do bao gồm cả năng lực giúp conngười thoát khỏi những ham muốn bản năng và hành động theo các nguyên lý lýtính. Mặc dù tự do đích thực như vậy chỉ tồn tại trong đời sống đạo đức trong giaiđoạn nhà nước nhưng xã hội dân sự là một phần quan trọng, đóng vai trò giáo dụcvà định hướng con người đến giai đoạn tiếp theo của đời sống đạo đức, giai đoạnnhà nước. Xã hội dân sự là nơi con người bắt đầu ý thức được những nhu cầu củamình, dần biết “thuần phục” và “giải thoát” khỏi những ham muốn bản năng đểvươn tới tự do đích thực.Xã hội dân sự được Hêghen đặt giữa gia đình và nhà nước trong tiến trình thực thitự do đích thực. Nó bao gồm cả đời sống kinh tế của cộng đồng cùng với các thểchế pháp luật và cảnh sát, liên hội(12) để đảm bảo sự hoạt động có trật tự và ổnđịnh. Nếu trong gia đình các thành viên liên kết với nhau bởi tình thương yêu và sựtin cậy, thì trong xã hội dân sự, các thành viên liên kết với nhau bởi lợi ích cá nhân.Các lợi ích cá nhân tạo nên sự phụ thuộc của cá nhân với nhau, nhưng sự khác biệtcủa các lợi ích cá nhân cũng có thể dẫn đến xung đột; vì vậy, trong đời sống của xãhội dân sự còn có sự hiện diện của đại diện của các thể chế cảnh sát và liên hội(cooporation) như là lực lượng “thứ ba” để dàn xếp và điều hành xã hội dân sự. Ởđây, trong xã hội dân sự, Hêghen cũng cố gắng tìm ra mức độ hợp lý giữa traoquyền tự do cho xã hội dân sự và việc điều hành giám sát. Nếu xã hội dân sự cóquá nhiều tự do thì có thể dẫn đến sự bất bình đẳng, nhưng nếu các cơ quan quyềnlực can thiệp quá nhiều thì sẽ dẫn đến mất tự do và kìm hãm phát triển kinh tế. Vaitrò của các thiết định xã hội ở đây là nhằm đảm bảo mọi công dân có cơ hội cóviệc làm đủ để duy trì các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Vì vậy, Hêghen tuyênbố rằng, xã hội dân sự bao gồm cả quyền lợi và nghĩa vụ. Nó có nghĩa vụ đảm bảocho mọi công dân có quyền được làm việc và có thể nuôi sống được bản thân họ.Quan trọng hơn, nó có nghĩa vụ đảm bảo mọi công dân có quyền hưởng tự do vàphát triển tiềm năng của mình(13). Sự phát triển và hoàn thiện của công dân cũngchính là điều kiện để xã hội thịnh vượng và tiến bộ.Kết luậnChúng ta thấy rằng, trong khi cộng đồng chính trị của Arixtốt là một chỉnh thể hữucơ bao trùm lên các khía cạnh văn hóa, chính trị, xã hội và tôn giáo của cuộc sốngcủa công dân Hy Lạp cổ đại nhưng loại trừ hoạt động kinh tế vốn bị coi là lĩnh vựctư giới hạn trong đời sống sinh hoạt của gia đình thì, theo quan niệm của Hêghen,cùng với sự phát triển của lịch sử, hoạt động kinh tế đã mở rộng ra rất nhiều. Đặcbiệt, cùng với sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,hoạt động kinh tế đã đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị xã hội củaxã hội phương Tây. Cộng đồng chính trị có thể được coi là một xã hội của các côngdân Hy Lạp, nơi mà hầu như không có sự phân biệt giữa “nhà nước” và “xã hội” đãdần dần phân hóa rạch ròi thành các lĩnh vực riêng rẽ. Xã hội dân sự ra đời đánhdấu sự mở rộng của hoạt động kinh tế và của sự phân tầng xã hội, đặc biệt là sựxuất hiện của giai cấp tư sản, kinh tế không còn là kinh tế gia đình nữa mà trở ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:

xã hội công dân xã hội dân sự Arixtốt Hêgen chính trị

Tài liệu có liên quan: