Danh mục tài liệu

Đời sống hội nhóm ở nông thôn cổ truyền Bắc Bộ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.27 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu dân tộc học, văn hoá và lịch sử đã có những mô tả khá chi tiết về đời sống hội nhóm ở các miền quê Bắc Bộ. Các nghiên cứu Pierre Gourou, Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Từ Chi đã làm nổi bật xu hướng hội nhóm rất sinh động bên trong các làng xã cổ truyền xứ Bắc Kỳ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đời sống hội nhóm ở nông thôn cổ truyền Bắc BộTạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99)TÂMTRIẾT - LUẬT - - 2016LÝ - XÃ HỘI HỌCĐời sống hội nhóm ở nông thôn cổ truyền Bắc BộBế Quỳnh Nga *Nguyễn Trung Kiên **Tóm tắt: Nghiên cứu dân tộc học, văn hoá và lịch sử đã có những mô tả khá chitiết về đời sống hội nhóm ở các miền quê Bắc Bộ. Các nghiên cứu Pierre Gourou, ĐàoDuy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Từ Chi đã làm nổi bật xuhướng hội nhóm rất sinh động bên trong các làng xã cổ truyền xứ Bắc Kỳ. Trong bàiviết này, tác giả sử dụng cách tiếp cận hiện đại dựa trên khái niệm xã hội dân sự vàcác đặc trưng của nó nhằm làm mới lại những cứ liệu cũ về đời sống hội nhóm trongcác thôn quê trước năm 1954.Từ khóa: Đời sống hội nhóm; nông thôn; cổ truyền; Bắc Bộ; xã hội dân sự; liên kếtxã hội.1. Mở đầuNhững năm gần đây, xã hội dân sự(XHDS) và các tổ chức của nó là một chủđề nhận được sự quan tâm từ các nhànghiên cứu. Tuy vậy, các nghiên cứu vềXHDS hầu hết dựa trên các dữ liệu củamôi trường đô thị, trong khi đó nghiêncứu về chủ đề này ở khu vực nông thônViệt Nam còn khá ít. Thực trạng này xuấtphát một phần từ sự sẵn có của chất liệuthực tế từ các khu vực đô thị - nơi quátrình đô thị hoá và công nghiệp hoá mạnhmẽ, các loại tổ chức XHDS hình thành vàphát triển rất nhanh và đa dạng từ thậpniên 1990 trở lại đây. Trong khi đó, đờisống xã hội nông thôn vẫn đang xoayquanh câu chuyện xoá đói giảm nghèo vàphát triển kinh tế - hạ tầng.Đời sống hội nhóm trong nông thôn ViệtNam không phải là mảng chưa được đàoxới. Đây thực tế là địa hạt đã được khai pháít nhiều bởi nhiều nghiên cứu dân tộc học,nhân học, văn hoá học và lịch sử học.Trong đó phải kể đến các nghiên cứu của44các tác giả như Pierre Gourou (1936), ĐàoDuy Anh (1938), Phan Kế Bính (1938), LêHuy Văn (1941), Nguyễn Văn Huyên (1944),Nguyễn Từ Chi (2003), Nguyễn Đổng Chi(1978), Hy Văn Lương (2010). Mặc dù vậy,không có nghiên cứu nào trong số đó phântích hội nhóm ở nông thôn dưới góc độXHDS và điều này hoàn toàn dễ hiểu bởikhi các nghiên cứu này ra đời thì chủ đềXHDS chưa thực sự có tính thời sự. Quacác nghiên cứu này, chúng ta thấy được mộtđặc trưng nổi bật trong đời sống thôn quêchính là xu hướng tạo lập phe nhóm. Có thểdựa vào đặc trưng này mà có một số ý kiếncho rằng XHDS thực chất đã có từ lâu đời.Để có cái nhìn chi tiết hơn, chúng tôilàm công việc tìm cái mới trong cái cũ bằng(*)(*)Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển.ĐT: 0912385446. Email: Ngabq@yahoo.com. Nghiêncứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học vàCông nghệ Quốc gia (Nafosted) trong đề tài mã số13.3-2012.01.(**)Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển.ĐT: 0987950969. Email: kiennguyenxhh@gmail.com.Bế Quỳnh Nga, Nguyễn Trung Kiêncách sử dụng cách tiếp cận hiện đại vềXHDS và các đặc trưng liên kết xã hộitrong lòng nó để phân tích các loại hộinhóm trong xã hội cổ truyền. Bài nghiêncứu của chúng tôi phần lớn dựa vào các cứliệu đặc tả dân tộc học từ Nguyễn Từ Chi,Nguyễn Văn Huyên và một số tác giả khácnhư Pierre Gourou, Đào Duy Anh, Phan KếBính, Jamielson với cách tiếp cận hiện đạixem XHDS như một không gian xã hội,vừa độc lập, vừa đan xen và vừa tươngquan tương hỗ với không gian nhà nước, thịtrường và gia đình. Do hạn chế của dữ liệuphân tích thứ cấp, chúng tôi chỉ phân tíchđời sống hội nhóm ở làng xã cổ truyền khuvực Bắc Bộ. Các dẫn chứng về làng Bắc Bộvà Nam Bộ sẽ có nêu lên đâu đó nhằm đốichiếu, so sánh. Trong bài viết này chúng tôixác định từ cổ truyền hay truyền thống làkhoàng thời gian của làng xã Việt Namtrong thế kỷ XII đến trước năm 1954.2. Đời sống hội nhóm trong các làngxã cổ truyền Bắc BộNếu xem tham gia các hội nhóm xã hộingoài gia đình là cơ sở của sự hình thànhXHDS, thì làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ sởhữu đặc tính này. Mô tả của Đào Duy Anhgợi mở cho chúng ta các loại tổ chức màông gọi là những đoàn kết nhỏ: “Ở trongmột làng, người ta lại thường thấy nhữngcuộc đoàn kết nhỏ, như hội Tư văn gồmnhững người có chức tước khoa danh, hộiVăn phả gồm những người nho học màkhông có phẩm hàm khoa mục gì, hội Võphả gồm các quan võ, hội Đồng môn gồmtất cả học trò của một thầy học. Ngoài racòn vô số những đoàn thể khác, như họMua bán dùng cách gắp thăm hay bỏ tiềnúp bát mà lần lượt góp tiền cho nhau, họHiếu để giúp nhau trong cuộc tang ma. HọHỷ để mừng nhau trong cuộc khánh hỷ,cùng là những hội Bách nghệ họp các thủcông đồng nghiệp, hội Chư bà họp nhữngbà vãi lễ phật, hội Đồng quan họp những bàđồng thơ thánh, hội Bát âm họp các tài tửâm nhạc, cho đến hội Chọi gà, hội Chọichim. Xem thế thì thấy rằng nhà quê ta rấtham lập hội” [1, tr.138, 139].Quan sát của Đào Duy Anh cho thấy mộtnông thôn cổ truyền tương đối sôi động,nằm bên dưới bề mặt của các loại hình tổchức chính thức. Đó là những hình thức tậphợp nhỏ những người nông dân lại với nhaukhác với các loại hình tổ chức chính thức.Đó là hội Tư văn, hội Văn phả, họ Muabán ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: