Danh mục tài liệu

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn quán cà phê tại TP.HCM của nhóm khách hàng thế hệ y

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.53 KB      Lượt xem: 76      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán cà phê của khách hàng thế hệ Y tại TP.HCM, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cà phê, cải thiện chất lượng trải nghiệm cho khách hàng, đặc biệt là thu hút nhiều hơn khách hàng trong thế hệ Y. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn quán cà phê tại TP.HCM của nhóm khách hàng thế hệ y CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN QUÁN CÀ PHÊ TẠI TP.HCM CỦA NHÓM KHÁCH HÀNG THẾ HỆ Y Nguyễn Trần Diễm Quỳnh, Nguyễn Ng c Yến Nhi Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Ti n Thành TÓM TẮT Ở Việt Nam, ‚đi cà phê‛ là cụm từ không chỉ diễn tả việc uống cà phê đơn thuần mà nó còn ý nghĩa là đến một điểm hẹn để làm việc, trò chuyện và kết nối với mọi người. Chính vì lẽ đó, thị trường cà phê dịch vụ ngày càng phổ biến. Có thể nói đây là một ngành dịch vụ đang có xu hướng phát triển rất tiềm năng. Bài báo này tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán cà phê của khách hàng thế hệ Y tại TP.HCM, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cà phê, cải thiện chất lượng trải nghiệm cho khách hàng, đặc biệt là thu hút nhiều hơn khách hàng trong thế hệ Y. Đây là bài nghiên cứu kết hợp giữa 2 phương pháp định tính và định lượng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 250 khách hàng độ tuổi từ đủ 25 tuổi đến 40 tuổi trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khóa: Cà phê, dịch vụ, sự lựa chọn, thế hệ Y, trải nghiệm. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế hệ Y là những con người năng động nhưng cũng phải đối mặt với rất nhiều áp lực đến từ xã hội. Vì vậy văn hóa uống cà phê của họ cũng có sự bất đồng so với các thế hệ khác. Khác với thế hệ trước, văn hóa ‚check-in‛ nổi lên trong thế hệ Y như một trào lưu và vẫn chưa có dấu hiệu lỗi thời, dẫn đến xu hướng khẳng định phong cách cá nhân, chia sẻ câu chuyện và trải nghiệm của mình thông qua những bức ảnh trên mạng xã hội. Đa phần họ khá hào phóng trong việc chi trả cho các dịch vụ cà phê nếu họ thấy thỏa mãn và xứng đáng nhưng đồng thời đây cũng là tệp khách hàng có đòi hỏi cao. Họ cập nhật thông tin một cách nhanh chóng nên một sai lầm nhỏ cũng có thể bị lan truyền rộng rãi dẫn đến ấn tượng xấu đối với doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu: Tìm ra các yếu tố tác động đến sự lựa chọn quán cà phê của thế hệ Y. 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Lý thuyết về khách hàng Khách hàng là một cá nhân hoặc doanh nghiệp mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty khác. Khách hàng rất quan trọng vì họ thúc đẩy doanh thu, không có họ các doanh nghiệp không có gì để cung cấp. Hầu hết các doanh nghiệp đối mặt với công chúng cạnh tranh với các công ty khác để thu hút khách hàng, bằng cách quảng cáo rầm rộ sản phẩm của họ hoặc bằng cách hạ giá để mở rộng cơ sở khách hàng của họ. (Andrew Bloomenthal, 2020). 1808 2.2 Lý thuyết về quyết định, sự ra quyết định Ra quyết định thường được định nghĩa là một quá trình hoặc chuỗi các hoạt động liên quan đến các giai đoạn nhận biết vấn đề, tìm kiếm thông tin, định nghĩa các lựa chọn thay thế và lựa chọn một tác nhân của một trong hai hoặc nhiều lựa chọn thay thế phù hợp với các ưu tiên được xếp hạng. Tóm lại, việc ra quyết định có nghĩa là việc áp dụng và áp dụng lựa chọn hợp lý cho việc quản lý các tổ chức tư nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ một cách hiệu quả. 2.3 Lý thuyết về dịch vụ, chất lượng dịch vụ Theo Philip Kotler, dịch vụ (DV) là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một vật nào cả, còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không có thể gắn liền với một sản phẩm vật chất nào. Chất lượng dịch vụ nghĩa là khả năng của nhà cung cấp dịch vụ đối với khách hàng một cách hiệu quả thông qua đó có thể thực hiện tốt hơn kinh doanh. 3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TIỀN NHIỆM VÀ XÂY DỰNG THANG ĐO 3.1 Công trình nghiên cứu 1 Công trình nghiên cứu đầu tiên là công trình ‚Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn quán cà phê sân vườn tại TP. Hồ Chí Minh‛ của nhóm tác giả Trịnh Thiện Thành Trung, 2012. Mô hình trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn quán cà phê sân vườn của khách hàng. Mỗi yếu tố có tác động khác nhau đến hành vi của khách hàng. Có 10 yếu tố được đưa ra, bao gồm: Cảnh quan, cách trang trí thiết kế; Mức chi tiêu hàng tháng; Tiện ích khác; Có wi-fi; Thực đơn phong phú; Phong cách phục vụ; Gía cả; Âm nhạc; Cách pha chế, trình bày; Không gian, diện tích có mối quan hệ cùng chiều với quyết định lựa chọn cà phê sân vườn. 3.2 Công trình nghiên cứu 2 Năm 2019, ThS. Nguyễn Thị Thảo - ThS. Võ Thị Thanh Hương đã có bài báo khoa học Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn thương hiệu trà sữa Gong Cha của sinh viên trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Qua các hệ số hồi quy chuẩn hóa, ta biết được mức độ quan trọng của các nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn THTS Gong Cha của sinh viên trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Cụ thể: Chất lượng dịch vụ (0.135), Vị trí (0.183), Không gian quán (0.223), Khuyến mãi (0.361) và cuối cùng là Giá cả (0.172). Tuy nhiên mức độ quan trọng không có sự chênh lệch lớn giữa các nhân tố. 3.3 Công trình nghiên cứu 3 Năm 2017, Nguyễn Minh Huệ đã có bài báo khoa học ‚Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng thành phố Thái Nguyên‛. Kết quả phân tích ‚Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng thức ăn nhanh của người tiêu dùng thành phố Thái Nguyên.‛ cho thấy rằng, có tổng cộng 9 nhân tố là: thực phẩm, vệ sinh, không gian nhà hàng, truyền thông đổi tên thành khuyến mãi, thương hiệu, địa điểm, dịch vụ đổi tên thành nhân viên, trải nghiệm, giá cả. 1809 3.4 Công trình nghiên cứu 4 Năm 2017, Trần Thị Trúc Linh đã có nghiên cứu về ‚Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cà phê ngoại của người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh‛. Dựa trên mô hình, các khái niệm cơ bản được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: thái độ đối với việc lựa chọn cà phê ngoại; chuẩn chủ quan; kiểm soát nhận thức hành vi được sửa thành cả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: