Danh mục tài liệu

Chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp - nghiên cứu trường hợp Nghệ An

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.49 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm phân tích ưu, nhược điểm của hệ thống chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng các công nghệ, thiết bị cơ điện vào sản xuất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp - nghiên cứu trường hợp Nghệ An 82 Chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp… CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NGHỆ AN ThS. Phan Thế Quyết Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN&PTNT Tóm tắt: Công nghệ cơ điện nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Ngoài việc góp phần giải phóng sức lao động nặng nhọc cho bà con nông dân, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Thực trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp đang được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay được xác định là vừa thiếu và yếu so với yêu cầu của thực tiễn. Một trong những nguyên nhân của hiện trạng này là do hệ thống chính sách liên quan đến lĩnh vực cơ điện nông nghiệp còn nhiều bất cập. Sau khi phân tích ưu, nhược điểm của hệ thống chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp, tác giả xin đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy ứng dụng các công nghệ, thiết bị cơ điện vào sản xuất. 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một trong những nước có sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản đứng đầu thế giới như gạo, hạt điều, cà phê... trong những năm gần đây, tốc độ phát triển nông nghiệp của Việt Nam chỉ đạt khoảng 5,36% giai đoạn 2001-2010, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 4,3 tỷ USD năm 2000 lên 19,5 tỷ USD năm 20101. Hàng nông sản của Việt Nam mặc dù chiếm số lượng lớn nhưng giá bán trên thị trường quốc tế chưa cao, mang lại lượng kim ngạch chưa cao. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam và các quốc gia đang phát triển khác đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Sản phẩm nông sản nước ta vốn có hàm lượng khoa học thấp đã không đủ sức cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước. Vấn đề đó buộc các địa phương phải có những giải pháp chính sách để phát triển công nghệ phù hợp khắc phục khó khăn, thách thức nảy sinh trong tiến trình hội nhập. Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có tỷ trọng nông nghiệp trong GDP lớn. Vấn đề công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn thông qua việc 1 Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội nghị tham vấn Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững” ngày 06/4/2012 tại Hà Nội. JSTPM Vol 1, No 3, 2012 83 phát triển các công nghệ phù hợp (trong đó công nghệ cơ điện nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng) nổi lên như một nhu cầu cấp bách trong hiện tại và tương lai gần. Điều đó đã được khẳng định trong chủ trương của Đảng bộ Tỉnh: “Đẩy mạnh điện khí hóa, cơ giới hóa, phát triển giao thông nông thôn. Đẩy mạnh và khuyến khích sử dụng các biện pháp thâm canh mới, ứng dụng các công nghệ mới trong các khâu trước, trong và sau thu hoạch nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất, giải phóng sức lao động cho bà con nông dân, tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh cơ khí phục vụ nông - lâm - thủy sản, chế biến và bảo quản, sản xuất các máy móc thiết bị và công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp…”2. Thực tế cho thấy, với điều kiện kinh tế của bà con nông dân còn nhiều khó khăn, dân trí còn hạn chế, các điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật nông thôn chưa phát triển nên việc phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp rất khó khăn. Nhận thức được vấn đề đó các địa phương đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ bà con nông dân, thúc đẩy ứng dụng công nghệ, thiết bị cơ điện vào sản xuất. Tuy nhiên, vấn đề bất cập là ở chỗ tuy đã có nhiều chính sách được ban hành song chưa phát huy được tác dụng, hiệu quả chưa cao. Kết quả là địa phương không thực hiện được mục tiêu của mình, người dân không có công nghệ phù hợp, bên cung cấp công nghệ cũng không tìm được vị trí xứng đáng với tiềm năng và trách nhiệm của mình. Để giải quyết vấn đề này cần phải có chính sách phù hợp với thực tiễn của địa phương và xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Hiện trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp tại tỉnh Nghệ An Bằng việc kết hợp nghiên cứu các tài liệu có liên quan, khảo sát thực tế tại 20 xã thuộc các huyện: Yên Thành, Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở KH&CN, Sở Tài chính Nghệ An. Phỏng vấn và lấy ý kiến người sử dụng công nghệ, các nhà quản lý, các cơ quan chuyển giao công nghệ bằng 150 phiếu hỏi được thực hiện tháng 10/2010, kết quả tổng hợp ở Bảng sau: Bảng 1: Mức độ đáp ứng của công nghệ cơ điện nông nghiệp đến sản xuất nông nghiệp của Nghệ An TT 2 Tiêu chí Đơn vị tính: % Số phiếu lựa chọn 1 Đã đáp ứng đủ nhu cầu 0 2 Đáp ứng được một phần nhu cầu 38 3 Chưa đáp ứng được yêu cầu (mức độ thấp) 62 Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVI nhiệm kỳ 2006  2010 84 Chính sách phát triển công nghệ cơ điện nông nghiệp… Chúng ta có thể khẳng định vai trò của cơ điện nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp là rất quan trọng. Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã chỉ ra: - Các công nghệ cơ điện nông nghiệp quyết định đến kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Nghệ An. Nó có mối quan hệ với các yếu tố chính của sản xuất nông nghiệp, góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển; - Các công nghệ, thiết bị cơ điện nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất: + Số lượng công nghệ và thiết bị hiện có trong sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất về mặt số lượng và chủng loại; + Các công nghệ và thiết bị chưa giải quyết được những vấn đề kỹ thuật mà sản xuất đặt ra. Qua nghiên cứu tài liệu, phân tích thực trạng công nghệ cơ điện nông nghiệp được phổ biến áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An thời gian qua, có một số nhận xét đánh giá chung như sau: a. Lãnh đạo UBND các cấp, các Sở ban ngành trong Tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng của cơ giới hóa nông nghiệp nói chung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: