Danh mục tài liệu

Đặc điểm của việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài tại khoa quốc tế học, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 218.93 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích một số đặc điểm của việc dạy tiếng Việt cho NNN tại Khoa Quốc tế học, ĐHNN - ĐHĐN, và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho NNN tại Khoa Quốc tế học nói riêng, và tại Việt Nam nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm của việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài tại khoa quốc tế học, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà NẵngTRAO ĐỔIĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC DẠY TIẾNG VIỆTNHƯ MỘT NGOẠI NGỮ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀITẠI KHOA QUỐC TẾ HỌC,TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGLưu Quý Khương*Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng, 131 Lương Nhữ Hộc, Phường Khuê Trung,Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng, Việt NamNhận bàingày 17 tháng 04 năm 2017Chỉnh sửa ngày 26 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăngngày 29 tháng 09 năm 2017Tóm tắt: Cùng với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam, ngày càng có nhiều tổ chức,doanh nghiệp và cá nhân người nước ngoài, sau đây gọi chung là người nước ngoài (NNN) đến Đà Nẵng.Họ đến với nhiều mục đích khác nhau như du lịch, nghiên cứu, đầu tư, tìm kiếm cơ hội làm ăn và nhiềumục đích khác. Một trong những rào cản đối với việc thực hiện thành công các mục đích của NNN khi đếnViệt Nam là giao tiếp với người địa phương. Dù rằng hiện nay tiếng Anh có thể được sử dụng trong giaotiếp quốc tế nhưng nhiều lúc NNN vẫn gặp khó khăn vì không phải người dân Việt Nam nào cũng có thểdùng tốt tiếng Anh. Một giải pháp NNN tìm đến là học tiếng Việt. Nắm được thực tế này, từ nhiều năm nay,Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng (ĐHNN - ĐHĐN) đã xây dựng nhiều khóatiếng Việt như một ngoại ngữ để giảng dạy cho NNN. Bài viết này phân tích một số đặc điểm của việc dạytiếng Việt cho NNN tại Khoa Quốc tế học, ĐHNN - ĐHĐN, và đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng caochất lượng giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho NNN tại Khoa Quốc tế học nói riêng, và tại ViệtNam nói chung.Từ khóa: người nước ngoài, giao tiếp, tiếng Việt như một ngoại ngữ, Quốc tế học, khóa học tiếng Việt1. Đặt vấn đềTrong những năm gần đây, cùng với sựphát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ củathành phố Đà Nẵng, số lượng tổ chức, doanhnghiệp và cá nhân người nước ngoài (dướiđây gọi chung là người nước ngoài - NNN)đến du lịch, kinh doanh, hoặc tìm đối tác đầutư tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, một khó khănlớn họ gặp phải là sự bất đồng ngôn ngữ vìkhông phải mọi người dân Đà Nẵng đều cóthể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh. Để dễ dànglàm việc với cộng đồng bản địa, nhiều NNNđã theo học tiếng Việt tại các cơ sở giáo dục*ĐT.: 84-905138299Email: lqkhuong@cfl.udn.vntại Đà Nẵng, trong đó có Khoa Quốc tế học,Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng(ĐHNN - ĐHĐN). Bài viết này trình bày mộtsố đặc điểm của việc dạy tiếng Việt cho NNNtại Khoa Quốc tế học, ĐHNN - ĐHĐN, và đềxuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chấtlượng giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữcho NNN tại Khoa nói riêng và tại Việt Namnói chung.2. Một số khái niệm cần yếu2.1. Tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữTheo Richards và đồng sự (1992: 140,238), “tiếng mẹ đẻ của một người là tiếngnói của người phụ nữ sinh ra người đó hayTạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 5 (2017) 156-163ngôn ngữ thứ nhất và được thụ đắc trước tiêntại nhà”. Trong khi đó, ngoại ngữ (foreignlanguage), cũng theo Richards và đồng sự(1992: 142), là “một ngôn ngữ không phải làtiếng bản ngữ của một nước, thường là hoặcđể giao tiếp với người nước ngoài nói ngônngữ đó hoặc để đọc tài liệu viết bằng ngônngữ đó”. Như vậy, theo quan điểm này thìNNN đến Khoa Quốc tế học, ĐHNN - ĐHĐNđể học tiếng Việt như một ngoại ngữ và việcdạy tiếng Việt tại Khoa phải tuân thủ các lýthuyết về dạy học ngoại ngữ hiện đại mới cóthể mang lại kết quả tốt nhất.2.2. Đường hướng giao tiếpĐường hướng giao tiếp (communicativeapproach) hay Dạy học ngôn ngữ theo Đườnghướng giao tiếp (communicative languageteaching) là một tập hợp những niềm tin baogồm việc xem xét lại “dạy những bình diệnngôn ngữ gì” và việc chuyển sự nhấn mạnhvào “dạy như thế nào” (Harmer, 2001: 84).“Bình diện dạy những gì” nhấn mạnh vàonhững chức năng ngôn ngữ nhiều hơn là chỉtập trung vào ngữ pháp và từ vựng. Đườnghướng giao tiếp chú trọng huấn luyện chongười học sử dụng các hình thức ngôn ngữmột cách phù hợp trong các ngữ cảnh khácnhau với các mục đích khác nhau. “Bình diệndạy như thế nào” của Đường hướng giao tiếpcho rằng trong học ngôn ngữ sự tiếp xúc nhiềuvới ngôn ngữ đang được sử dụng và có nhiềucơ hội sử dụng là rất quan trọng đối với việcphát triển kiến thức và kĩ năng của người học.Những hoạt động tiêu biểu trong Dạy họcngôn ngữ theo Đường hướng giao tiếp cuốnhút người học vào việc giao tiếp thực hay cótính thực tế mà ở đó tính chính xác trong việcsử dụng ngôn ngữ kém quan trọng hơn việchoàn thành nhiệm vụ giao tiếp người học đangtiến hành. Trong các hoạt động này, người họcphải có mong muốn giao tiếp, phải có mụcđích giao tiếp và phải tập trung vào nội dungcủa điều họ đang nói hay viết ra hơn là vào157hình thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ sử dụng cũngphải thay đổi, đa dạng chứ không chỉ sử dụngmột vài cấu trúc nhất định. Giáo viên cũng sẽkhông can thiệp hay dừng hoạt động, tài liệugiảng dạy được sử dụng cũng không chỉ địnhnhững hình thức ngôn ngữ cụ thể người họcphải dùng.Có thể tóm tắt một số đặc điểm cơ bản củaĐường hướng giao tiếp như sau:- Ngôn ngữ là một hệ thống để biểu đạt ýnghĩa.- Chức năng cơ bản của ngôn ngữ là đểtương tác và giao tiếp.- Cấu trúc của ngôn ngữ phản ánh nhữngcông dụng về chức năng và giao tiếp của nó.- Các đơn vị cơ bản của ngôn ngữ khôngchỉ là các đặc trưng ngữ pháp và cú pháp màcòn là các phạm trù về nghĩa chức năng vànghĩa giao tiếp thể hiện trong diễn ngôn.2.3. Vài nét về Khoa Quốc tế học, Trường Đạihọc Ngoại ngữ, Đại học Đà NẵngKhoa Quốc tế học (QTH), Trường Đạihọc Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng được thànhlập theo Quyết định số 796/QĐ-TCCB ngày13/4/2006 của Giám đốc Đại học Đà Nẵngnhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lựccho công tác đối ngoại, giao lưu, hợp tác quốctế của cả nước nói chung và khu vực miềnTrung - Tây Nguyên nói riêng, đồng thời thúcđẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam vàcác nước trên thế giới trong xu thế hội nhậpvà toàn cầu h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: