
Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 263.45 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này làm rõ thực trạng trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam… 30 ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Trọng Hiếu, TS. Phạm Ngọc Hiếu Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ TS. Nguyễn Trường Phi Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ TS. Nguyễn Hữu Xuyên1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Cơ khí chế tạo là ngành có vị thế quan trọng trong việc cung ứng các linh kiện, phụ kiện, máy móc, thiết bị và tư liệu sản xuất, đồng thời, là ngành tạo động lực cho sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, ngành cơ khí chế tạo được đánh giá là phát triển chậm mặc dù đây là ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành còn diễn ra nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, việc lựa chọn mô hình phát triển và lộ trình đổi mới công nghệ chưa thực sự rõ ràng nên hiệu quả mang lại chưa cao. Bài viết này làm rõ thực trạng trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Từ khóa: Đổi mới công nghệ; Cơ khí chế tạo. Mã số: 15081101 1. Đặt vấn đề Hiện nay, ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam đã đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu về sản phẩm, thiết bị cho các ngành kinh tế quốc dân; tuy nhiên, trình độ công nghệ trong ngành còn lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ lẻ và phần lớn các nguyên vật liệu quan trọng vẫn phải nhập khẩu. Trong những năm gần đây, mặc dù các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo đã chú trọng tới hoạt động nghiên cứu, triển khai, đổi mới công nghệ, nhưng tốc độ đổi mới còn diễn ra chậm. Do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, kể cả 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm được Chính phủ ưu tiên phát triển (thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí 1 Liên hệ tác giả: huuxuyenbk@gmail.com JSTPM Tập 4, Số 3, 2015 31 đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, cơ khí ô tô - cơ khí giao thông vận tải) theo Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm góp phần thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo phát triển dựa trên nền tảng KH&CN, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới: Trình độ công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo (Bộ Công nghiệp, 2006); chiến lược phát triển KH&CN trong lĩnh vực cơ khí chế tạo giai đoạn 2011-2020 (Trần Việt Hùng, 2010); thực trạng đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo và đề xuất giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ giai đoạn 2010-2020 (Đào Duy Trung, 2010); đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó, cơ khí chế tạo là một trong các ngành được ưu tiên phát triển (Nguyễn Đình Bình, Nguyễn Hữu Xuyên, 2015). Các công trình nghiên cứu này đã góp phần quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo đổi mới công nghệ; tuy nhiên, đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo cần tiếp tục được nghiên cứu cập nhật, làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo trong tương lai. Xét theo các thành phần cấu thành một công nghệ, đổi mới công nghệ được hiểu là việc hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực kinh tế, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy, bất kỳ một sự thay đổi nào trong các thành phần công nghệ đều có thể coi là đổi mới công nghệ. Theo Thông tư số 09/2013/TT-BKHCN ngày 15/3/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn quản lý chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, thì đổi mới công nghệ được hiểu là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Các hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ nói chung và đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo nói riêng bao gồm: thay thế công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn; cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện có, thực hiện các hoạt động R&D để làm chủ và sáng tạo ra công nghệ mới/qui trình mới. Bài viết sẽ làm rõ thực trạng trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo dựa trên cơ sở khảo sát, thu thập, đánh giá các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, từ đó, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam, góp phần hạn chế việc nhập khẩu các nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và vị thế cạnh tranh của ngành trên thị trường. 32 Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam… 2. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ thực trạng đổi mới công nghệ và đề xuất giải pháp thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo đổi mới công nghệ, bài viết tiến hành thu thập, điều tra, xử lý, đánh giá và lựa chọn các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể: - Đối với dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với các doanh nghiệp. Nhóm đã gửi 100 phiếu (bắt đầu từ tháng 5/2015) tới các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và ngẫu nhiên có hệ thống, kết quả thu được 56 phiếu phù hợp. Hơn nữa, để có dữ liệu sơ cấp cập nhật, chính xác nhóm nghiên cứu đã tổ chức buổi tọa đàm giữa các thành viên nghiên cứu, các chuyên gia về đổi mới công nghệ, chính sách đổi mới công nghệ nhằm bổ sung, làm rõ hơn thực trạng đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam; - Đối với dữ liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập, phân loại các tài liệu đã được công bố ở trong nước và ngoài nước liên quan tới đổi mới công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo và chính sách phát triển ngành cơ khí chế tạo thông qua các đề án, đề tài, giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành; đồng thời, nhóm nghiên cứu còn tìm kiếm và phân loại các văn b ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam… 30 ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH CƠ KHÍ CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Nguyễn Trọng Hiếu, TS. Phạm Ngọc Hiếu Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ TS. Nguyễn Trường Phi Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ TS. Nguyễn Hữu Xuyên1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Cơ khí chế tạo là ngành có vị thế quan trọng trong việc cung ứng các linh kiện, phụ kiện, máy móc, thiết bị và tư liệu sản xuất, đồng thời, là ngành tạo động lực cho sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, ngành cơ khí chế tạo được đánh giá là phát triển chậm mặc dù đây là ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành còn diễn ra nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, việc lựa chọn mô hình phát triển và lộ trình đổi mới công nghệ chưa thực sự rõ ràng nên hiệu quả mang lại chưa cao. Bài viết này làm rõ thực trạng trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Từ khóa: Đổi mới công nghệ; Cơ khí chế tạo. Mã số: 15081101 1. Đặt vấn đề Hiện nay, ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam đã đáp ứng được khoảng 1/3 nhu cầu về sản phẩm, thiết bị cho các ngành kinh tế quốc dân; tuy nhiên, trình độ công nghệ trong ngành còn lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ lẻ và phần lớn các nguyên vật liệu quan trọng vẫn phải nhập khẩu. Trong những năm gần đây, mặc dù các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo đã chú trọng tới hoạt động nghiên cứu, triển khai, đổi mới công nghệ, nhưng tốc độ đổi mới còn diễn ra chậm. Do vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, kể cả 8 nhóm sản phẩm cơ khí trọng điểm được Chính phủ ưu tiên phát triển (thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí 1 Liên hệ tác giả: huuxuyenbk@gmail.com JSTPM Tập 4, Số 3, 2015 31 đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, cơ khí ô tô - cơ khí giao thông vận tải) theo Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm góp phần thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo phát triển dựa trên nền tảng KH&CN, đến nay đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới: Trình độ công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo (Bộ Công nghiệp, 2006); chiến lược phát triển KH&CN trong lĩnh vực cơ khí chế tạo giai đoạn 2011-2020 (Trần Việt Hùng, 2010); thực trạng đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo và đề xuất giải pháp thúc đẩy đổi mới công nghệ giai đoạn 2010-2020 (Đào Duy Trung, 2010); đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó, cơ khí chế tạo là một trong các ngành được ưu tiên phát triển (Nguyễn Đình Bình, Nguyễn Hữu Xuyên, 2015). Các công trình nghiên cứu này đã góp phần quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo đổi mới công nghệ; tuy nhiên, đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo cần tiếp tục được nghiên cứu cập nhật, làm cơ sở cho việc xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo trong tương lai. Xét theo các thành phần cấu thành một công nghệ, đổi mới công nghệ được hiểu là việc hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực kinh tế, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy, bất kỳ một sự thay đổi nào trong các thành phần công nghệ đều có thể coi là đổi mới công nghệ. Theo Thông tư số 09/2013/TT-BKHCN ngày 15/3/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn quản lý chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, thì đổi mới công nghệ được hiểu là việc thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Các hoạt động chủ yếu của đổi mới công nghệ nói chung và đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo nói riêng bao gồm: thay thế công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn; cải tiến, hoàn thiện công nghệ hiện có, thực hiện các hoạt động R&D để làm chủ và sáng tạo ra công nghệ mới/qui trình mới. Bài viết sẽ làm rõ thực trạng trình độ công nghệ, đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo dựa trên cơ sở khảo sát, thu thập, đánh giá các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, từ đó, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam, góp phần hạn chế việc nhập khẩu các nguyên vật liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và vị thế cạnh tranh của ngành trên thị trường. 32 Đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam… 2. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ thực trạng đổi mới công nghệ và đề xuất giải pháp thúc đẩy ngành cơ khí chế tạo đổi mới công nghệ, bài viết tiến hành thu thập, điều tra, xử lý, đánh giá và lựa chọn các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể: - Đối với dữ liệu sơ cấp: Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với các doanh nghiệp. Nhóm đã gửi 100 phiếu (bắt đầu từ tháng 5/2015) tới các doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và ngẫu nhiên có hệ thống, kết quả thu được 56 phiếu phù hợp. Hơn nữa, để có dữ liệu sơ cấp cập nhật, chính xác nhóm nghiên cứu đã tổ chức buổi tọa đàm giữa các thành viên nghiên cứu, các chuyên gia về đổi mới công nghệ, chính sách đổi mới công nghệ nhằm bổ sung, làm rõ hơn thực trạng đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam; - Đối với dữ liệu thứ cấp: Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập, phân loại các tài liệu đã được công bố ở trong nước và ngoài nước liên quan tới đổi mới công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành cơ khí chế tạo và chính sách phát triển ngành cơ khí chế tạo thông qua các đề án, đề tài, giáo trình, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên ngành; đồng thời, nhóm nghiên cứu còn tìm kiếm và phân loại các văn b ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Tạp chí Công nghệ Quản lý công nghệ Đổi mới công nghệ Cơ khí chế tạoTài liệu có liên quan:
-
6 trang 325 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 275 0 0 -
10 trang 246 0 0
-
5 trang 237 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 230 0 0 -
8 trang 227 0 0
-
Khách hàng và những vấn đề đặt ra trong câu chuyện số hóa doanh nghiệp
12 trang 225 0 0 -
Quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
7 trang 212 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
8 trang 194 0 0
-
Tiểu luận: Các phương pháp gia công đặc biệt
20 trang 176 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
9 trang 169 0 0
-
8 trang 169 0 0
-
Quan niệm về tự do của con người trong triết lý giáo dục của chủ nghĩa hiện sinh
11 trang 161 0 0 -
15 trang 154 0 0
-
15 trang 151 0 0
-
Một số vấn đề về âm điệu 7 bản Lễ Nhạc Tài tử Nam Bộ
11 trang 144 0 0 -
Tái cơ cấu kinh tế - lý luận và thực tiễn
8 trang 138 0 0 -
11 trang 132 0 0