Danh mục tài liệu

ERP đám mây: Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.84 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này tiến hành so sánh và đánh giá các ưu, nhược điểm của giải pháp ERP đám mây so với ERP truyền thống trên nhiều phương diện khác nhau. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất các khuyến nghị lựa chọn giải pháp ERP đám mây để phù hợp với thực trạng chuyển đổi số hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ERP đám mây: Giải pháp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 ERP ĐÁM MÂY: GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM CLOUD-ERP: SOLUTION FOR SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES IN VIETNAM TS. Lê Thị Quỳnh Liên - TS. Dương Thị Hải Phương - TS. Hồ Quốc Dũng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế ltqlien@hce.edu.vn Tóm tắt Ngày nay, hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là xương sống trong hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ tiềm lực để triển khai hệ thống này. Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của điện toán đám mây đã tạo ra sự thay đổi sâu sắc đối với thị trường ERP. Bài báo đã tiến hành so sánh và đánh giá các ưu, nhược điểm của giải pháp ERP đám mây so với ERP truyền thống trên nhiều phương diện khác nhau. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất các khuyến nghị lựa chọn giải pháp ERP đám mây để phù hợp với thực trạng chuyển đổi số hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Từ khóa: ERP, điện toán đám mây, ERP đám mây, ERP truyền thống Abstract: Nowadays, enterprise resource planning (ERP) system is the backbone for many enterprises. However, not all enterprises have enough potentials to implement this system. In re- cent years, the development of cloud computing has made a profound change in the ERP market. This paper is an attempt to compare and evaluate the advantages and disadvantages of cloud- ERP solution compared to traditional ERP solution on many different aspects. On that basis, the paper proposes recommendations on choosing cloud-ERP solution in order to best suit the current digital transformation process of small and medium-sized enterprises in Vietnam. Keywords: Enterprise resource planning, ERP, Cloud-ERP, Traditional ERP 1. Tổng quan về hệ thống ERP 1.1. Khái niệm Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resourse Planning), gọi tắt là ERP, là một thuật ngữ dùng để mô tả một hệ thống thông tin tích hợp nhằm quản lý toàn bộ thông tin của doanh nghiệp. ERP tích hợp tất cả các hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp vào một hệ thống máy tính duy nhất để có thể phục vụ tất cả các nhu cầu cụ thể của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, đồng thời vừa có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và liên lạc giữa các bộ phận này với nhau hơn. Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp thường sử dụng một phân hệ riêng của ERP nhằm tăng tính tối ưu hóa về nghiệp vụ. Các phân hệ quan trọng nhất mà hệ thống ERP hỗ trợ là tiếp thị, bán hàng và phân phối hàng hóa, lập kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng, kế toán, quản lý tài sản, quản lý vật liệu, kiểm soát chi phí, nhân 1656 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 lực, quản lý dự án, tài chính và bảo trì nhà máy. Trong đó, thông tin giữa các bộ phận sẽ được tự động cập nhật vào một kho dữ liệu duy nhất mà có thể được truy cập bởi tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, cho phép phối hợp tất cả các hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch và làm tăng hiệu quả các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các ứng dụng ERP đã tồn tại hơn 60 năm, khiến chúng trở thành một trong những ứng dụng của công nghệ máy tính hiện đại được sử dụng trong kinh doanh lâu đời nhất và nổi tiếng nhất. Từ kỷ nguyên đột phá với công nghệ máy tính cỡ lớn cho đến việc ra đời máy tính mini, máy tính cá nhân, sự hình thành Internet và sự bùng nổ của công nghệ điện toán đám mây, các nhà cung cấp phần mềm ERP thường bắt kịp những tiến bộ công nghệ này để tiếp tục nâng cấp và chuẩn hóa các quy trình quản lý dữ liệu của doanh nghiệp nhằm chuyển đổi, so sánh, phân tích các luồng dữ liệu thành những thông tin hữu ích, hỗ trợ việc ra các quyết định kinh doanh quan trọng. 1.2. Lợi ích của việc ứng dụng ERP Việc ứng dụng ERP mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó sự tích hợp là lợi ích đầu tiên và quan trọng nhất. Hệ thống ERP có thể tích hợp thông tin từ tất cả các phòng ban của một doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất, để có thể phục vụ các nhu cầu riêng lẻ và đa dạng của các phòng ban khác nhau. Nó phục vụ cho nhu cầu về nhân sự, tài chính, kho bãi, khách hàng và bất kỳ nhu cầu nào phát sinh trong quá trình kinh doanh. Mặc dù các phòng ban trong doanh nghiệp đều có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng được tối ưu hóa và đáp ứng nhu cầu của phòng ban cụ thể đó, nhưng ERP lại có vai trò tổng hợp và cung cấp đầy đủ thông tin mà một phần mềm chuyên dụng riêng lẻ không thể làm được. ERP có thể được xem là cầu nối trong việc cung cấp thông tin và tích hợp thông tin giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận kinh doanh (Gsotgroup.vn, 2020). Việc tích hợp cho phép dữ liệu tại các đơn vị chức năng của doanh nghiệp được tự động cập nhập tại thời điểm xảy ra giao dịch. Với lý do này, người ta có thể nắm bắt chi tiết tình hình kinh doanh theo thời gian thực và thực hiện các loại quyết định quản lý khác nhau một cách kịp thời và nhanh chóng dựa trên những thông tin được đáp ứng một cách tức thời. Lợi ích thứ hai của hệ thống ERP là tính linh hoạt để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác nhau của các doanh nghiệp. Sự phát triển không ngừng của thị trường buộc các doanh nghiệp phải liên tục vận động và thay đổi. Sự linh hoạt trong cơ chế quản lý, chiến lược, cách tiếp cận thị trường là yêu cầu tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp. ERP đáp ứng linh hoạt nhu cầu của doanh nghiệp, thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau: Thứ nhất, ERP giúp quản lý tổng thể doanh nghiệp. Giải pháp ERP có thể quản lý đồng thời nhiều phân hệ khác nhau trong doanh nghiệp. Nhờ đó, người quản lý có thể thực hiện việc quản lý tổ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: