Danh mục tài liệu

Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược công nghệ mới dành cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.84 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này trình bày về một trình tự xây dựng chiến lược công nghệ mới có thể áp dụng cho các doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam. Nội dung sẽ bàn về phương thức xây dựng chiến lược công nghệ và thảo luận về ý nghĩa, cũng như những hạn chế của quy trình này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược công nghệ mới dành cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam64Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược công nghệ mới…HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNGCHIẾN LƯỢC CÔNG NGHỆ MỚI DÀNH CHODOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAMTS. Bùi Tiến DũngTrường Quản lý Khoa học và Công nghệ, Bộ KH&CNTóm tắt:Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp KH&CN là sử dụng công nghệ mới. Ở thế chủ động,doanh nghiệp KH&CN cần có một phương thức thích hợp trong việc xây dựng chiến lượccông nghệ. Trong bài viết này tác giả đưa ra một trình tự xây dựng chiến lược công nghệmới có thể áp dụng cho các doanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam. Nội dung sẽ bàn về phươngthức xây dựng chiến lược công nghệ và thảo luận về ý nghĩa, cũng như những hạn chế củaquy trình này. Đây cũng được xem như việc nhận biết về yêu cầu nội dung xây dựng chiếnlược công nghệ đối với doanh nghiệp KH&CN theo cái nhìn và tư duy của người làm chiếnlược. Mục đích nghiên cứu này nhằm cung cấp cho doanh nghiệp KH&CN một cách tiếpcận trong việc xây dựng chiến lược công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh tạo sảnphẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.Từ khóa: Doanh nghiệp KH&CN; Chiến lược công nghệ.Mã số: 130814011. Giới thiệuVào năm 1911, trong cuốn sách lần đầu tiên xuất bản có tựa đề “Học thuyếtphát triển kinh tế”, Joseph Alois Schumpeter đã đưa ra khái niệm đổi mới“innovation” và coi đó như là động lực của sự phát triển kinh tế [5]. Tác giảđã dùng thực tế lịch sử của đổi mới công nghệ để giải thích cho chu kỳ pháttriển của nền kinh tế tư bản. Mỗi chu kỳ phát triển đều thống nhất với caotrào phát minh và sáng chế đương thời. Ngoài ra, còn có chu kỳ phát triểnkinh tế vừa và ngắn hạn, trong đó, mỗi chu kỳ đều liên quan mật thiết với sựra đời của một loạt các phát minh và sáng chế quan trọng.Đến năm 1942, Peter Drucker, nhà kinh tế học nổi tiếng người Áo cho rằngxét ở góc độ quản trị kinh doanh, có hai nhiệm vụ hàng đầu mà một doanhnghiệp luôn phải thực hiện đó là tiếp thị (marketing), đổi mới công nghệ vàcải tiến sản phẩm [6]. Nếu như chức năng tiếp thị là nhằm thỏa mãn nhu cầuhiện tại của người tiêu dùng thì đổi mới công nghệ và đổi mới sản phẩmnhằm thỏa mãn những nhu cầu tương lai của khách hàng. Nếu thiếu khảnăng và sự kiên trì, bền bỉ trong việc cải tiến công nghệ, đổi mới sản phẩmJSTPM Tập 2, Số 2, 201365và dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ sớm bị đào thải khỏi thương trường khi nhucầu khách hàng, công nghệ thay đổi và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.Tiếp sau đó, các nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng thời gian và bí quyếtcông nghệ là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh [10,11]. Tuy nhiên, côngnghệ và chiến lược đại diện cho hai nội dung rất phức tạp, giao diện giữa haikhu vực này chính là khi công nghệ tác động lớn đến năng suất, chất lượngsản phẩm. Công nghệ mới thường được phát triển và khai thác ở các doanhnghiệp lớn hoặc các doanh nghiệp phát triển trên cơ sở công nghệ mới [12].Hiện nay, các lý thuyết xây dựng chiến lược công nghệ không còn dựa trênđối tượng là các tập đoàn, tổng công ty lớn mà tập trung vào các doanhnghiệp tham vọng làm chủ công nghệ mới [4,13].Tuy mới được hình thành nhưng các doanh nghiệp KH&CN ở nước takhông có nhiều chia sẻ hay hấp thu công nghệ mới. Thu hút công nghệ mớichủ yếu ở mức độ cá nhân, thay vì mức độ tổ chức [1,2,3]. Quản lý tài sảntrí tuệ vẫn còn khá mới mẻ và chưa thực sự thể chế hóa trong các doanhnghiệp KH&CN. Điều này có nghĩa rằng các doanh nghiệp KH&CN nướcta thiếu chủ động xây dựng chiến lược công nghệ cho mình. Nói cách khác,quy trình xây dựng và thực hiện chiến lược công nghệ mới của doanhnghiệp KH&CN thiếu hoàn thiện.Bài viết nhằm mục đích cung cấp cho doanh nghiệp KH&CN Việt Nam mộtquy trình xây dựng chiến lược phát triển công nghệ mới góp phần nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.2. Đề xuất quy trình xây dựng chiến lược công nghệ mớiGiả thiết rằng, quy trình xây dựng chiến lược công nghệ mới được đặt trongsự tương tác ở mức độ doanh nghiệp. Theo những lập luận này quy trìnhxây dựng chiến lược công nghệ mô tả một phương pháp tiếp cận, mà đơngiản hóa các kinh nghiệm thực tế. Về tổng thể, quy trình này gồm bốn giaiđoạn trong quá trình xây dựng chiến lược công nghệ cho doanh nghiệpKH&CN (xem Hình 1) như sau:2.1. Giai đoạn tạo động lựcDoanh nghiệp KH&CN phải dựa trên công nghệ mới. Nói cách khác, vớiloại hình doanh nghiệp KH&CN, công nghệ mới là thiết yếu trong sản xuấtvà dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp KH&CN cần đạt được mục tiêu phát triểnvà ứng dụng công nghệ mới từ ý tưởng đến thực tiễn sản xuất (xem (P1),Hình 1). Bước đầu tiên để doanh nghiệp KH&CN vươn tới vai trò của mình,doanh nghiệp cần xác định các nhân tố liên quan trực tiếp như: nhà tài trợ,công nghệ, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà đổi mới sáng tạo,... Ngược66Hoàn thiện quy trình xây dựng chiến lược công nghệ mới…lại, doanh nghiệp KH&CN cũng nên khai thác các yếu tố có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: