Danh mục tài liệu

Khai thác lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch Cao Bằng - Nguyễn Thị Đức

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.51 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lễ hội truyền thống là một trong những loại hình di sản độc đáo và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Ở Cao Bằng, có nhiều dân tộc sinh sống nên hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú; lễ hội lịch sử, lễ hội đền, lễhội chùa. Những lễ hội đều gắn với tín ngưỡng linh thiêng, huyền bí, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Cùng với phong cảnh núi non hùng vĩ, những kiệt tác thiên nhiên như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc,... hệ thống lễ hội và những sinh hoạt văn hoá đậm bản sắc dân tộc độc đáo, khiến Cao Bằng ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khai thác lễ hội truyền thống trong phát triển du lịch Cao Bằng - Nguyễn Thị ĐứcKHAI THÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN DULỊCH Ở CAO BẰNG NGUYỄN THỊ ĐỨC Tóm tắt Lễ hội truyền thống là một trong những loại hình di sản độc đáo vàmang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Ở Cao Bằng, có nhiều dân tộc sinhsống nên hệ thống lễ hội đa dạng, phong phú; lễ hội lịch sử, lễ hội đền, lễhội chùa. Những lễ hội đều gắn với tín ngưỡng linh thiêng, huyền bí, thu hútsự quan tâm của nhiều người. Cùng với phong cảnh núi non hùng vĩ, nhữngkiệt tác thiên nhiên như động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc…, hệ thống lễhội và những sinh hoạt văn hoá đậm bản sắc dân tộc độc đáo, khiến CaoBằng ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch. Tuy nhiên,Cao Bằng với những tiềm năng, thế mạnh du lịch hiện đang còn như mộtcon hổ ngủ ngày, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư thích đáng, quy hoạch vàquảng bá rộng rãi. Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Cao Bằng có núirừng, sông suổi trải dài hùng vĩ, bao la. Vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ vớinhềiu danh lam thắng cảnh cùng những di tích lịch sử nổi tiếng chính lànhững thế mạnh trong phát triển du lịch. Đặc biệt của nhiều dân tộc (Tày,Nùng, Mông, Hoa, San Chỉ, Lô Lô…) càng khiến cho Cao Bằng trở thànhđiểm hẹn du lịch đầy hấp dẫn. Lễ hội truyền thống ở Cao Bằng là một trong những loại hình di sảnđộc đáo và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Ở đó thể hiện rất rõ đời sốngvăn hoá tâm linh, những quan niệm nhân sinh và các sinh hoạt văn hoá dângian khác. Chính vì thế lễ hội là một trong những loại hình văn hoá đặc biệt,có sức thu hút lớn đối với khách du lịch trong và ngoài nươc.s Lễ hội truyền thống ở Cao Bằng diễn ra hàng năm, chủ yếu là vào mùaxuân, mùa của sinh sôi nảy nở. Khi ấy là lúc khí hậu, cảnh sắc thiên nhiênđẹp nhất. Con người thong thả, an nhàn qua một năm vất vả, bắt đầu chuẩnbị cho những mùa vụ tiếp theo. Đây cũng là lúc thuận tiện nhất cho các hoạtđộng, sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Do có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống nên ở Cao Bằng có khánhiều lễ hội mang những nét đặc trưng riêng của các dân tộc khác nhau. Tuyvậy, nhìn chung các lễ hội đều mang tính nhân văn sâu sắc, hướng thiện, cầuphúc, cầu lộc, cầu mùa, trừ tà và mong muốn cho cuộc sống ngày càng tốtđẹp. Bên cạnh đó, còn có các lễ hội tôn vinh những anh hùng chống giặcngoại xâm, các lễ hội thực hiện các nghi lễ, tập tục của dân tộc… Ở CaoBằng, hàng năm có rất nhiều lễ hội nhưng có thể kể đến những lễ hội lớn, cótầm ảnh hưởng rộng và thu hút đông đảo người dân trong vùng cũng nhưkhách thập phương như: Lễ hội Lồng tồng, lễ hội Nàng Hai, lễ hội đền KỳSầm, đền Vua Lê, lễ hội chủa Đà Quận, chùa Giang Động, lễ hội pháo hoa. Lễ hội Lồng tồng Là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào người Tày, Nùng,được tổ chức từ ngày mồng 4 đến ngày mồng 10 tháng giêng. Sau nhữngngày vui xuân chấm dứt, các bản làng người Tày lại nhộn nhịp chuẩn bị cholễ hội Lồng tồng. Gắn liền với nền nông nghiệp trồng trọt, lễ hội Lồng tồngđược tổ chức nhằm gửi gắm những mong ước của con người, cầu cho mưathuận gió hoà, mùa màng bội thu, đời sống luôn no ấm. Lồng tồng theo tiếng Tày – Nùng hay Lồng tộng theo tiếng Dao cónghĩa là xuống đồng. Đây là một lễ hội mang đậm dấu ấn của nền sản xuấtnông nghiệp từ phần nghi lễ khi hội, các nghi thức, sản vật dân cúng đến cáctrò chơi trong lễ hội. Sau khi thức dân hương kính cáo các vị thần, chủ lễ vạch một đườngcày đầu năm, bắt đầu cho cuộc sống nông tang, cày bừa, cấy hái. Dù được tổchức với quy mô lớn hay nhỏ, phần lễ vẫn giữ nguyên các nghi thức từ xaxưa. Mở đầu bằng lễ cầu mùa: thày cúng đọc các bài khấn và thực hiện nghithức tạ thiên địa, cầu thần nông, thần núi, thần suối và Thành hoàng, nhữngvị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khoẻ, sự bình yên của dân làng. Trong lễ hội, mỗi sản vật được dâng cúng đều mang một ý nghĩa thểhiện sự giao hoà của trời đất, thành quả của lao động. Lễ vật chung của dânbản gồm một bát nước, một đĩa xôi đỏ, một đĩa xôi vàng, một con gà luộc,một xâu cá nướng, một bát tiết luộc, một con dao nhọn, một bó vải mới dệt,hai con cá bằng giấy màu vàng, hai con chim cú bằng giấy màu đỏ, hai chùmhoa bằng bỏng gạo cắm trên bẹ chuối, hai chùm quả của cây bồ đao. Xôi đỏtượng trưng cho mặt trời, xôi vàng tượng trưng cho mặt trăng, chùm quà củacây bồ đao tượng trưng cho hạt gạo… Đặc biệt, mâm cỗ cúng của các giađình còn có thêm đôi quả còn với tua rua nhiều màu sắc sặc sỡ rất đẹp. Tấtcả đều là những biểu hiện của sự sinh sôi nảy nở và gửi gắm những ước mơkhát khao về cuộc sống ấm no an lành. Một hồi chiêng vang lên, thày mothắp hương, đọc lời khấn và bắt đầu những nghi lễ. Thày mo tay cầm nậmnước làm bằng vỏ bầu khô (do các thiếu nữ đẹp nhất, còn trinh trắng củacác bản mường lấy về từ đầu nguồn) ngửa mặt lên trời cầu khấn rồi vảynước ra khắp bốn phương. Đó cũng là thứ nư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: