
Khám phá Gyeongju, Hàn Quốc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khám phá Gyeongju, Hàn QuốcKhám phá Gyeongju, Hàn QuốcKhông sôi động như Seoul hay lãng mạn như Jeju, Gyeongju - thành phố thấmđẫm lịch sử với bề dày hơn 1.500 năm này - còn khá xa lạ với du khách khi đếnHàn Quốc.Chẳng cần kỹ tính cũng có thể nhận ra nét tương đồng ở mọi công trình kiến trúcnơi đây: từ khách sạn, nhà ở, cửa hàng, siêu thị cho tới trạm xăng… tất cả đều cùngmàu sắc, kiểu dáng, mái lợp ngói cổ… Nét văn minh hiện đại hòa trộn với văn hóacổ dân tộc là minh chứng cụ thể cho thấy kết quả cùng những nỗ lực bảo tồn đầyhiệu quả.Gyeongju cố đôLà thành phố phát triển mạnh về du lịch, Gyeongju gợi nhiều liên tưởng tới Huếcủa Việt Nam, nhưng thời tiết mát và hơi lành lạnh lại giống Hà Nội mùa thu.Ở thời kỳ vàng son của triều đại Silla, kinh đô Gyeongju khi đó là một trong nhữngkinh thành lớn nhất thế giới. Tổ chức UNESCO đã công nhận 3 di sản văn hóa thếgiới tại đây: chùa Phật Quốc Bulguksa và hang Phật Seukguram; vườn quốc giaGyeongju và làng Yangdong - nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc về cư dânJoseon cổ xưa. Những khu đền đài, chùa tháp, kiến trúc của thời kỳ này còn in đậmdấu và ảnh hưởng mãi về sau.Tại khu hồ Bomunho, trung tâm chính với vô số các khách sạn, bạn có thể dạo bộquanh hồ hay thuê một chiếc xe đạp ở gần đó với giá khoảng 10.000 won/ngày đểkhám phá thành phố.Ở Gyeongju nói riêng và Hàn Quốc nói chung, bất cứ đâu, bạn cũng có thể dễ dàngtìm được các thông tin du lịch cần thiết. Các trạm thông tin du lịch nho nhỏ bố tríkhắp các khu dân cư và các điểm thắng cảnh, cung cấp miễn phí cho khách mọi thứtừ bản đồ, sách hướng dẫn cho tới bưu thiếp…Chùa Phật QuốcPhật Quốc tự. Bản thân tên gọi của ngôi chùa đã giải thích hết ý nghĩa của nó:“ngôi chùa của nước Phật”. Bởi lẽ, không chỉ triều đình mà cả những người dânsống dưới triều đại Silla vàng son đều cho rằng đất nước của mình chính là miềnđất Phật.Nơi đây lưu giữ 7 bảo vật quốc gia: tháp đá Dabotap - Đa Bảo tháp, tháp đáSeokgatap - Thích Già tháp, đôi cầu Liên Hoa và cầu Thất Bảo, đôi cầu Thanh Vânvà cầu Bạch Vân, tượng Phật thiền định, tượng phật A-di-đà và tháp xá lợi có hìnhdáng như một chiếc đèn lồng bằng đá.Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và biến động thời gian, những phần kiến trúcchùa gỗ đã từng bị thiêu rụi trong chiến tranh rồi phục dựng, thế nhưng phần kiếntrúc bằng đá còn nguyên vẹn như lúc được xây vào thế kỷ thứ 8 không khỏi làmkhách tham quan sững sờ. Ngày nay, Bulguksa là một trong số các địa điểm thamquan học tập dành cho học sinh Hàn Quốc.Thành phố lịch sửMột trong những hình ảnh biểu trưng của Gyeongju là đài thiên vănCheomseongdae (Chiêm tinh đài). Đây là đài quan sát thiên văn lâu đời nhất cònlại ở Đông Á và là đài quan sát khoa học đầu tiên được xây dựng trên toàn thế giới.Hoàng hậu Seondeok của vương triều Silla (632-647) đã cho xây dựng đài thiênvăn này gần thủ đô. Tòa tháp được xây từ 362 khối đá tượng trưng cho 362 ngàytrong năm âm lịch. 27 lớp xếp tầng, gồm 3 lớp giữa trùng vào vị trí cửa sổ, 12 lớpphía trên và 12 lớp phía dưới được cho tương ứng với 12 tháng trong năm.Không xa Cheomseongdae là khu lăng mộ Daereungwon (Đại lăng uyển) hay cònđược gọi thân thiện hơn là Công viên mộ (Tumuli Park). Mỗi lăng mộ ở đây, sauquá trình khai quật đều được lấp lại và đắp thành một ngọn đồi nhỏ, phủ cỏ xanhtươi. Người Hàn Quốc coi đó là cách trân trọng lịch sử và tưởng nhớ tới cha ôngmình.Quần thể hơn 20 lăng mộ gồm rất nhiều các lăng mộ hoàng tộc này nằm trong số200 lăng mộ của khu di tích lịch sử Gyeongju. Nổi bật nhất là lăng mộ Thiên Mã(Cheonmachong). Được cho là lăng mộ của một vị vua Shilla, khoảng thế kỷ thứ 5đến thế kỷ thứ 6.Điểm đến tiếp theo là hồ Anapji (Nhạn áp trì). Nếu định chụp ảnh, bạn nên đến đâyvào ban đêm. Khi đó, đường viền hồ, các mái vòm thắp sáng đèn, soi bóng lunglinh trên mặt nước sẽ là khung cảnh mơ ước cho mọi tay máy.Còn ban ngày, bạn sẽ nhìn rõ hơn “hồ nước được vua Munmu cho xây trong hoàngcung, là nơi muôn hoa và chim chóc tụ về” như cuốn “Tam quốc sử ký” từng môtả. Ban đầu hồ được đặt tên là Wolji (Nguyệt hồ), nhưng sau được đổi tên vì có rấtnhiều ngỗng và vịt trời tụ về.Nếu không kịp đến Anapji, bạn vẫn có thể nhìn thấy bản sao của nó trong bảo tàngquốc gia thành phố.Chỉ với hơn một ngày, thật khó để có thể thu gọn những địa điểm chính củaGyeongjy trong tầm mắt. Với những pháo đài trăng khuyết Banwolseong, thành trìcủa cung đình Silla; với động Seokguram hay đỉnh núi Namsan - nơi lưu giữ các ditích văn hóa Phật giáo Silla, thời kỳ mà tầng lớp sư sãi được coi trọng ngang hàngvua chúa, ngôi làng cổ Yangdong hay chùa đá Bunhwangsa…Và khi đã mỏi chân lang thang từ địa điểm này sang địa điểm khác, bạn có thểdừng chân tại một vòi nước công cộng, mở vòi uống cho thỏa cơn khát hay dừnglại mua một vài chiếc bánh Gyeongju bbang, loại bánh ngọt đặc biệt ở nơi này.Những chiếc bánh tròn nhỏ, xinh xắn với tương đậu đỏ có sức cuốn hút khó tả đếnnỗi, g ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
danh lam thắm cảnh du lịch Việt Nam văn hóa Việt Nam cẩm nang du lịch môi trường du lịch khu du lịch sinh tháiTài liệu có liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 392 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 332 2 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 281 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 199 0 0 -
42 trang 168 3 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 163 0 0 -
189 trang 137 0 0
-
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 136 0 0 -
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 133 0 0 -
65 trang 126 0 0
-
10 trang 124 0 0
-
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 118 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 112 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 108 2 0 -
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 107 0 0 -
82 trang 86 0 0
-
24 trang 83 2 0
-
Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài-Chương trình cơ sở: Phần 1
134 trang 82 0 0 -
Cẩm nang du lịch 16 điều giúp bạn an toàn khi đi du lịch
4 trang 72 6 0 -
Về xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
8 trang 70 0 0