
Lễ hội Tapati ở Chile
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lễ hội Tapati ở ChileLễ hội Tapati ở ChileNằm ở nam Thái Bình Dương, đảo Phục Sinh ở Chile là một trong những địa điểmbí ẩn nhất thế giới. Đảo không chỉ nổi tiếng với vô số những bức tượng lớn độcđáo nằm rải rác trên đảo của người xưa để lại, mà còn nổi tiếng những văn hóatruyền thống như lễ hội Tapati được gìn giữ đến ngày nay.Tapati là lễ hội được người dân đảo Phục Sinh tổ chức hàng năm vào cuối thánggiêng và đầu tháng 2, kéo dài trong khoảng một đến hai tuần để kỷ niệm di sảnRapa Nui và giới thiệu truyền thống văn hóa của mình với cộng đồng thế giới. Đâylà sự kiện thu hút đông đảo khách du lịch đến với đảo Phục Sinh nhiều hơn bất kỳthời gian nào trong năm. Mỗi ngày của lễ hội đều tràn ngập các hoạt động náonhiệt vui tươi khác nhau như đua ngựa, thi bơi... Hòa vào lễ hội, người dân đảomặc những trang phục truyền thống khá đơn giản. Họ trang trí những nét vẽ trênmặt, trên cơ thể và đội trên đầu những chiếc mũ có gắn lông vũ.Trong số hàng loạt các hoạt động của lễ hội, cuộc thi “Birdman” (tangata manu) làcuộc thi gây chú ý hơn cả bởi tính độc đáo và đầy thách thức. Sự kiện này đượccho là một “phiên bản” mới cuộc thi Birdman được tổ chức trên đảo trong khoảngthế kỷ XVII và XVIII. Trước đây, tất cả những người tham gia sẽ tụ tập tại hồ trênmiệng núi lửa. Họ thi nhau nhặt quả trứng chim nhạn đen bóng đầu tiên từ đảo nhỏcó tên là Moto Nui. Các đối thủ cạnh tranh phải nhảy xuống hồ từ vách núi đá vàbơi qua chỗ nước nguy hiểm để đến những vị trí có thể tìm ra quả trứng đầu tiêncủa mùa chim làm tổ. Người chiến thắng là người vượt qua thử thách và mang vềbộ lạc quả trứng còn nguyên vẹn được gọi là Birdman và được bộ lạc vinh danh.Ngày nay, dù những chú chim nhạn không còn đẻ trứng ở đảo Moto Nui, nhưngcuộc thi vẫn được tổ chức dưới hình thức khác để thể hiện lòng dũng cảm và sứcmạnh của người tham gia. Đầu tiên, người thi bắt đầu bơi qua hồ đầy lau sậy, sauđó chèo bè Tortora (kích thước như ván lướt sóng bện bằng sậy). Phần thứ ba củacuộc thi là nhặt buồng chuối nặng khoảng 20 cân và vác trên vai rồi chạy một nửavòng quanh đến vạch đích. Người về đầu tiên sẽ là người thắng cuộc.Ngoài cuộc thi Birdman, còn có hai sự kiện nổi bật trong lễ hội Tapati là cuộc thiđiêu khắc và múa. Cuộc thi điêu khắc đóng vai trò quan trọng không chỉ là dịp thểhiện kỹ thuật điêu khắc tài tình của người dân nơi đây mà còn tôn vinh vẻ đẹp bí ẩnchưa có lời giải của gần 1.000 bức tượng do người Rapa Nui tạo ra. Nghệ nhân địaphương so tài trạm khắc các khối đá theo phong cách xưa, đơn giản chỉ với búa vàđục, họ muốn tái tạo những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nằm rải rác xung quanhhòn đảo. Nếu như điêu khắc mang lại khoảnh khắc lịch sử thì cuộc thi khiêu vũ lạimang cho người tham gia lễ hội không gian sôi động và đầy mê đắm. Các nhóm vũcông chơi nhạc và hòa mình vào những vũ điệu cuồng say. Một số cá nhân hóathân thành những chiến binh dũng cảm đầy quyền năng biểu diễn cùng với một độihát nhịp nhàng tái hiện lại lịch sử và phong cách sống xưa của người Rapa Nui. Tấtcả đều say sưa hát và kể những câu chuyện bằng tiếng bản địa ru lòng người.Được tổ chức vào những năm đầu của thập niên 70, không giống phần lớn các lễhội khác trên toàn thế giới, tất cả ai đến với Tapati đều là khách mời mà khôngphải trả tiền để tham gia các cuộc thi hoặc tham gia vào đoàn diễu hành của lễ hội.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
danh lam thắm cảnh du lịch Việt Nam văn hóa Việt Nam cẩm nang du lịch môi trường du lịch khu du lịch sinh tháiTài liệu có liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 391 0 0 -
Tìm hiểu địa danh du lịch Việt Nam: Phần 1
144 trang 330 2 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 280 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 199 0 0 -
42 trang 167 3 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 160 0 0 -
189 trang 137 0 0
-
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 135 0 0 -
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 130 0 0 -
10 trang 123 0 0
-
65 trang 123 0 0
-
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 118 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 111 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 106 2 0 -
Tiểu luận: Quảng bá phát triển du lịch Tri Tôn hiện nay - thực trạng và giải pháp
29 trang 106 0 0 -
82 trang 85 0 0
-
24 trang 82 2 0
-
Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài-Chương trình cơ sở: Phần 1
134 trang 81 0 0 -
Cẩm nang du lịch 16 điều giúp bạn an toàn khi đi du lịch
4 trang 70 6 0 -
Về xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
8 trang 69 0 0