
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu Didactic phần bổ sung của chương trình môn Toán thí điểm trung học phổ thông, trong mối liên hệ với các yếu tố thuật toán và máy tính bỏ túi
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu Didactic phần bổ sung của chương trình môn Toán thí điểm trung học phổ thông, trong mối liên hệ với các yếu tố thuật toán và máy tính bỏ túi BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH LEÂ THAØNH THAÙI NGHIEÂN CÖÙU DIDACTIC PHAÀN BỔ SUNG CUÛACHÖÔNG TRÌNH MOÂN TOAÙN THÍ ÑIEÅM TRUNG HOÏCPHOÅ THOÂNG, TRONG MOÁI LIEÂN HEÄ VÔÙI CAÙC YEÁU TOÁ THUAÄT TOAÙN VAØ MAÙY TÍNH BOÛ TUÙI Chuyeân ngaønh: Lyù luaän vaø phöông phaùp daïy hoïc moân toaùn Maõ Soá: 60 14 10 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC: TS. LEÂ VAÊN TIEÁN Thaønh phoá Hoà Chí Minh – 2006 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. LÊ VĂN TIẾN đã hết lòng giúp đỡ tôi làmquen với công việc nghiên cứu khoa học, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận vănnày. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. TRẦN VĂN TẤN, PGS-TS. LÊ THỊ HOÀI CHÂU,TS. LÊ VĂN TIẾN, TS. ĐOÀN HỮU HẢI, PGS-TS. CLAUDE COMITI, PGS-TS. ANNIEBESSOT, TS. ALAIN BIREBENT, và quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy cho lớp Cao họcchuyên ngành Didactique Toán. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và chuyên viên phòng khoa học công nghệ -Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Toán-Tin trường ĐHSP tp. HCM đã tạo thuận lợi giúp tôihoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn TS. NGUYỄN XUÂN TÚ HUYÊN đã giúp chuyển luận vănnày sang bản tiếng Pháp. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các tác giả sách giáo khoa, các đồng nghiệp ở 4tỉnh và thành phố trong cả nước là: Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Đồng Nai, ĐồngTháp và người thân giúp đỡ tôi về mọi mặt. Lê Thành Thái MỞ ĐẦU 1. Những ghi nhận ban đầu và câu hỏi xuất phát Từ năm học 2003-2004, chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) mới cho tất cảcác bộ môn được đưa vào thí điểm tại nhiều trường THPT trong toàn quốc. Đối với môn Toán, CT và SGK mới có nhiều thay đổi so với CT và SGK hiện hành.Trong số đó, điều làm chúng tôi quan tâm nhất là sự thay đổi về cấu trúc của SGK. Quả thực, dù đã trải qua một số lần cải cách, nhưng SGK luôn giữ một cấu trúc truyềnthống, theo đó, mỗi một nội dung giảng dạy luôn được chia ra làm hai phần : Phần “Líthuyết” (thuộc về trách nhiệm giảng dạy của giáo viên) và phần “Bài tập” dành cho học sinh.Ngược lại, trong SGK mới, ngoài phần Lí thuyết và phần Bài tập người ta đưa thêm vào mộtđối tượng mới, đó là Phần bổ sung - xuất hiện dưới các tên gọi khác nhau như : “Bài đọcthêm”, “Em có biết ?” hay “Có thể em chưa biết”,…Mặt khác, trước đây, máy tính bỏ túi gầnnhư vắng mặt, thì bây giờ nó đã dành một vị trí không nhỏ trong SGK mới, nhất là trong cácphần đọc thêm, dù rằng đó nó vẫn chưa phải là một đối tượng cần giảng dạy. Hơn nữa, trong SGK trước đây, khi đưa vào giảng dạy máy tính điện tử cho học sinhthì SGK đều đề cập một cách tường minh về thuật toán. Còn sách giáo khoa mới thì liệu cóphải việc đưa các yếu tố thuật toán vào trường phổ thông thông qua máy tính bỏ túi? Vấn đềđó khiến chúng tôi quan tâm tìm hiểu xem máy tính bỏ túi và thuật toán được đề cập trongphần đọc thêm ra sao? Chức năng của hai đối tượng này như thế nào? Những ghi nhận trên gợi lên ở chúng tôi nhu cầu tìm hiểu quan điểm, ý đồ của nhữngngười xây dựng CT và soạn thảo SGK. Cụ thể là, chúng tôi mong muốn tìm câu trả lời chonhững câu hỏi đặt ra dưới đây : - Vì sao CT và SGK mới lại đưa vào Phần bổ sung ? Chức năng của nó là gì ? - Những đối tượng tri thức nào được đề cập trong phần này ? Đặc trưng và vai tròcủa chúng ? - Có sự khác biệt nào giữa “Bài đọc thêm”, “Em có biết ?” hay “Có thể em chưabiết” ? - Giáo viên và học sinh có trách nhiệm và ràng buộc nào đối với phần đọc thêm này?Họ phải sử dụng nó như thế nào ? - Phải chăng một trong các chức năng của phần đọc thêm là hình thành nên một nơicho phép tiếp cận máy tính bỏ túi và thuật toán? 2. Mục đích nghiên cứu và phạm vi lí thuyết tham chiếu Mục đích tổng quát của luận văn này là tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra ở trên. Để làm được điều đó chúng tôi đặt nghiên cứu của mình trong phạm vi của Didactictoán. Cụ thể, lý thuyết nhân chủng học của didactic toán. Cụ thể hơn là: - Tiếp cận sinh thái học - Mối quan hệ thể chế, quan hệ cá nhân - Tổ chức Toán học. Lý thuyết nhân chủng học Cách tiếp cận sinh thái học Phân tích sinh thái học được xây dựng tương tự với bộ môn sinh thái học bằng cáchxem xét các đối tượng tri thức như những “bản thể sống”, có các số mệnh và mang dấu vếtlịch sử đặt trưng của mỗi thể chế. “N ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nghiên cứu Didactic Nghiên cứu Didactic chương trình môn Toán Chương trình môn toán THPT Yếu tố thuật toán Máy tính bỏ túi Nghiên cứu Giáo dục họcTài liệu có liên quan:
-
Bài tập đội tuyển máy tính bỏ túi
9 trang 65 0 0 -
13 trang 41 0 0
-
Nghiên cứu bài học một quan điểm trong nghiên cứu giáo dục Toán
8 trang 38 0 0 -
Kĩ thuật và sai lầm khi thực hành với máy tính bỏ túi
135 trang 32 0 0 -
56 trang 27 0 0
-
Hướng dẫn sử dụng máy tính CASIO fx 500ES
0 trang 26 0 0 -
Số gần đúng trong dạy học toán ở bậc phổ thông
11 trang 26 0 0 -
Hướng dẫn sử dụng và giải tóan trên máy tính Casio FX 500MS
188 trang 24 0 0 -
25 trang 21 0 0
-
Giải toán bằng máy tính bỏ túi
25 trang 21 0 0 -
13 trang 19 0 0
-
Đề thi học sinh giỏi máy tính bỏ túi 2010 - 2011
1 trang 19 0 0 -
DÙNG MÁY TÍNH CASIO FX570MS ĐỂ GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG DƯ
3 trang 18 0 0 -
Bài giảng Toán 5 chương 2 bài 2: Giới thiệu máy tính bỏ túi
20 trang 17 0 0 -
những vấn đề chung của giáo dục học: phần 1
81 trang 15 0 0 -
156 trang 14 0 0
-
106 trang 14 0 0
-
Giáo án Toán 5 chương 2 bài 2: Giới thiệu máy tính bỏ túi
3 trang 13 0 0 -
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thống kê gắn với thực tiễn ở trường trung học phổ thông
6 trang 13 0 0 -
Nghiên cứu các tình huống dạy học Toán trong môi trường máy tính bỏ túi nhờ một phần mềm giả lập
9 trang 12 0 0