Danh mục

Nghiên cứu và phân tích nguồn gốc ô nhiễm không khí ở thành phố Huế thông qua rêu Barbular bằng phần mềm Statistica 8.0

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tiến hành nghiên cứu đo nồng độ nguyên tố trong mười sáu mẫu rêu Barbular thu thập tại thành phố Huế, được phân tích bằng phương pháp phân tích kích hoạt neutron (Neutron Activation Analysis) tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Dubna – Nga.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu và phân tích nguồn gốc ô nhiễm không khí ở thành phố Huế thông qua rêu Barbular bằng phần mềm Statistica 8.0TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TẠP CHÍ KHOA HỌC JOURNAL OF SCIENCE ISSN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ NATURAL SCIENCES AND TECHNOLOGY1859-3100 Tập 16, Số 6 (2019): 107-114 Vol. 16, No. 6 (2019): 107-114 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:http://tckh.hcmue.edu.vn NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH NGUỒN GỐC Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HUẾ THÔNG QUA RÊU BARBULAR BẰNG PHẦN MỀM STATISTICA 8.0 Đoàn Phan Thảo Tiên1,4*, Trịnh Thị Thu Mỹ2, Frontasyeva M.V2 , Lê Hồng Khiêm3, Nguyễn An Sơn4, Hà Xuân Vinh1 1 Viện nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang 2 Viện nghiên cứu Liên hiệp Hạt nhân Dubna – Liên Bang Nga 3 Viện Vật lí – Hà Nội 4 Khoa Kĩ thuật Hạt nhân – Trường Đại học Đà Lạt * Tác giả liên hệ: Đoàn Phan Thảo Tiên – Email: thaotien2109@gmail.com Ngày nhận bài: 04-3-2019; ngày nhận bài sửa: 21-4-2019; ngày duyệt đăng: 03-6-2019TÓM TẮT Việt Nam là một trong những nước có mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễmkhông khí. Từ năm 2014, Việt Nam đã tham gia vào chương trình điều tra ô nhiễm không khí quacây rêu (ICP Vegetation Programme Coordination Centre. Rêu được chọn làm đối tượng nghiêncứu ô nhiễm không khí. Bài báo này tiến hành nghiên cứu đo nồng độ nguyên tố trong mười sáumẫu rêu Barbular thu thập tại thành phố Huế, được phân tích bằng phương pháp phân tích kíchhoạt neutron (Neutron Activation Analysis) tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Dubna – Nga. Kết quảnồng độ các nguyên tố trong mẫu rêuđược nghiên cứu bằng phương pháp phân tích các nhân tố –Factor Analysis của phần mềm Statistica 8.0 nhằm mục đíchtìm ra mỗi liên hệ giữa nguồn phát ônhiễm và nguồn nhận. Từ khóa: ô nhiễm không khí, Barbular, kích hoạt neutron, phân tích nhân tố.1. Mở đầu Theo số liệu điều tra mới đây của WHO, mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì ônhiễm không khí. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho biết, chỉ tính riêngnăm 2010, nạn ô nhiễm không khí đã khiến 223 nghìn người trên khắp thế giới chết vìbệnh ung thư. Hiện nay, ô nhiễm môi trường là vấn đề rất được quan tâm trong nước cũngnhư trên thế giới. Với kết quả phân tích các dữ liệu về chất lượng không khí tại 1100 thànhphố ở 91 quốc gia trên thế giới trong thời gian từ 2003-2013, tổ chức Y tế thế giới (WHO)đã đưa ra kết luận: Ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đang đạt tới mức đe dọa sứckhỏe con người, đặc biệt nghiêm trọng là Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông NamÁ (Mai Anh, 2014). Việt Nam đang quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường và bảo vệ môitrường. Nhưng vấn đề điều tra ô nhiễm môi trường theo từng vùng, từng khu vực để tìm ranguyên nhân ô nhiễm đang là một vấn đề mới và gặp không ít khó khăn ở nước ta. Bêncạnh đó, Việt Nam cũng tham gia vào đề án điều tra ô nhiễm môi trường không khí quanghiên cứu lắng đọng nồng độ kim loại trong cây rêu với các nước châu Âu từ năm 2014. 107TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 6 (2019): 107-114 Rêu là loại thực vật có rễ giả nên không hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà qua thân lá; vì thế các chất dinh dưỡng cho rêu chủ yếu đến từ không khí. Bên cạnh đó hệ số hấp thụ kim loại nặng của rêu rất lớn vì nó không có biểu bì và tỉ số diện tích bề mặt/ đơn vị khối lượng là lớn nhất trong tất cả các loại sinh vật chỉ thị (Thái Khắc Định và Hoàng Thị Hải Thanh, 2008). Nhằm phát triển hướng nghiên cứu về ô nhiễm không khí chúng tôi đã nghiên cứu đốitượng cây rêu Barbular là phù hợp có thể sử dụng ở Việt Nam (Đoàn Phan Thảo Tiên vàđồng tác giả, 2014). Thành phố Huế nằm ở dải hẹp của miền Trung Việt Nam, có tọa độ địa lí 16 o-16 o80’vĩ Bắc và 107 o8’-108 o20’ kinh Đông và diện tích tự nhiên 71,68 km2. Khu vực thành phốHuế là đồng bằng thuộc vùng hạ lưu sông Hương và sông Bồ, có độ cao trung bình khoảng3-4m so với mực nước biển và thường bị ngập lụt khi đầu nguồn của sông Hương (trên dãyTrường Sơn) xảy ra mưa vừa và lớn. Khu vực đồng bằng này tương đối bằng phẳng, tuytrong đó có xen kẽ một số đồi, núi thấp như núi Ngự Bình, Vọng Cảnh… khí hậu của thànhphố Huế có sự khác biệt so với vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, vì nơi đây khí hậu khắc nghiệt vàcó sự khác nhau giữa các miền và khu vực trong toàn tỉnh. Vùng duyên hải và đồng bằngcó hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng và oi bức, có lúc lên tới 39-40 oC. Từ tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa và hay xảy ra bão lụt, nhiệt độ trung bình là19,7 oC, đôi khi hạ xuống còn dưới 10 oC (Theo Địa chí Thừa Thiên – Huế, 2005). Trong nghiên cứu này chúng tôi đã thu thập được 16 mẫu rêu Barbula. Các mẫu rêunày đã được phân tích kích hoạt bằng nguồn neutron tại lò phản ứng hạt nhân IBR 2 – ViệnLiên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna – Liên Bang Nga (Frontasyeva, & Pavlov, 2000).2. Vật liệu và phương pháp2.1. Vật liệu Mẫu rêu Barbular thu thập vào cuối mùa mưa bắt đầu tháng 2 năm 2014 tại thànhphố Huế. Trên Hình 1 hiển thị hình ảnh rêu Barbular. Hình 1. Cây rêu Barbular được thu thập tại Thành phố Huế 108TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Đoàn Phan Thảo Tiên và tgk ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: