Danh mục tài liệu

Tác động của trí tuệ nhân tạo tới lĩnh vực lao động: Thuận lợi và thách thức đối với pháp luật lao động Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 566.64 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Lao động Việt Nam liên quan đến AI. Kết quả nghiên cứu này góp phần hoàn thiện bức tranh chưa hoàn thiện của pháp luật lao động toàn cầu liên quan đến vấn đề trí tuệ nhân tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tác động của trí tuệ nhân tạo tới lĩnh vực lao động: Thuận lợi và thách thức đối với pháp luật lao động Việt Nam TNU Journal of Science and Technology 229(03): 411 - 418IMPACTS OF ARTIFICIAL INTELLIGENCE ON THE LABOUR FIELD:ADVANTAGES AND CHALLENGES OF THE VIETNAMESE LABOUR LAWPhan Dinh Nguyen*University of Law - Hue University ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 27/02/2024 Labour rights, a cornerstone of human rights acknowledged in domestic and international legal frameworks, are under scrutiny due to recent Revised: 31/3/2024 advancements in artificial intelligence. Concerns have arisen among Published: 31/3/2024 nations regarding the potential for artificial intelligences autonomous learning capabilities to precipitate widespread job displacement, thusKEYWORDS impacting labour law. However, the validity of these concerns warrants examination. Through methodologies including historical analysis,Labour Law comparative study, and critical analysis, this article examines theInternational Labour Organization significant effects of artificial intelligence on labour rights in the presentOECD day, aiming to address whether we are overestimating the importance of AI. Ultimately, the article offers suggestions for enhancing VietnamsArtificial intelligence labour legislation on artificial intelligence. The findings of this studyAI contribute to filling gaps in the global understanding of labour law concerning artificial intelligence-related matters.TÁC ĐỘNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TỚI LĨNH VỰC LAO ĐỘNG:THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAMPhan Đình NguyệnTrường Đại học Luật - ĐH Huế THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 27/02/2024 Quyền lao động được coi là một trong những quyền cơ bản nhất trong phạm trù quyền con người mà các quốc gia đã ghi nhận trong các văn Ngày hoàn thiện: 31/3/2024 bản pháp lý quốc nội và quốc tế. Những phát triển gần đây của Trí tuệ Ngày đăng: 31/3/2024 nhân tạo đã làm dấy lên nhiều lo ngại cho các quốc gia, rằng khả năng tự học của nó có thể dẫn đến tình trạng mất việc trên quy mô lớn, từ đó cóTỪ KHÓA thể ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật lao động quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, liệu những lo ngại này có hoàn toàn đúng? Bằng các phương phápLuật Lao động chính như tổng hợp, phân tích lịch sử, so sánh, đánh giá các hệ thốngTổ chức Lao động Quốc tế pháp luật, bài viết phân tích những tác động nổi bật của trí tuệ nhân tạoOECD đến quyền lao động hiện nay. Từ đó, tác giả cố gắng trả lời câu hỏi liệu chúng ta có đang đánh giá quá cao AI hay không? Cuối cùng, bài viếtTrí tuệ nhân tạo đưa ra một số gợi mở nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật Lao độngAI Việt Nam liên quan đến AI. Kết quả nghiên cứu này góp phần hoàn thiện bức tranh chưa hoàn thiện của pháp luật lao động toàn cầu liên quan đến vấn đề trí tuệ nhân tạo.DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.9791* Email: nguyenpd@hul.edu.vnhttp://jst.tnu.edu.vn 411 Email: jst@tnu.edu.vn TNU Journal of Science and Technology 229(03): 411 - 4181. Giới thiệu Lao động từ sơ khai đã là một hoạt động có tầm quan trọng rất lớn gắn liền với sự tồn tại vàphát triển của con người. Vì vậy, “quyền lao động” được coi là một trong những quyền cơ bảnnhất trong phạm trù “quyền con người” mà các quốc gia đã ghi nhận trong các văn bản pháp lýquốc tế và trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh bức tranh pháp lý về trítuệ nhân tạo ở phạm vi khu vực và toàn cầu chưa được hoàn thiện, rất nhiều vấn đề pháp lý đã vàđang được đặt ra. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến sự ảnh hưởng của Trí tuệ Nhân tạo (AritficialIntelligence – AI) đến người lao động là một trong những chủ đề khá được quan tâm trong thờigian gần đây. Có một số ý kiến cho rằng sự phát triển không kiểm soát của trí tuệ nhân tạo có thểảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người nói chung và quyền lao động nói riêng, tiêu biểu như cácvấn đề liên quan đến số lượng việc làm, từ đó gây nên trình trạng thất nghiệp và pháp luật laođộng cần phải có những thích nghi với bối cảnh này. Liệu ý kiến này có hoàn toàn đúng? Trước hết, “quyền lao động” thường được hiểu theo một phạm trù rộng lớn bao gồm cácquyền cơ bản trong lĩnh vực lao động của con người như các vấn đề việc làm, về việc sử dụng laođộng, điều kiện lao động, môi trường lao động, độ tuổi lao động và sự công bằng trong hoạt độnglao động hay các chế độ khác mà con người không phân biệt quốc gia, sắc tộc, giới tính, tôn giáođều được hưởng khi tham gia vào quan hệ lao động. Trong cuốn sách International andcomparative labour law: current challenges của mình, Bronstein đã đưa ra các vấn đề lý luận vềlịch sử hình thành của pháp luật lao động [1]. Ông cho rằng, về mặt lịch sử, luật Lao động đượctách ra từ luật Dân sự và hiện nay ở một số nước, nhiều chế định của Luật Lao động vẫn đượcquy định trong Luật Dân sự. Sở dĩ có điều này là bởi vì các quan hệ lao động trước thế kỷ 19 hầuhết là tuân theo pháp luật hợp ...

Tài liệu có liên quan:

Tài liệu mới: