
Tiểu luận: Khủng hoảng Đông Á
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tiểu luận: Khủng hoảng Đông ÁKhủng hoảng tài chính Đông Nam Á Tiểu luận Khủng hoảng Đông ÁLớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 -1-Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á LỜ I MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực Đông Á, cuộc khủng hoảng kinhtế cũng âm thầm đi theo và bùng nổ nhanh chóng từ mùa hè năm 1997. Cuộc khủnghoảng tiền tệ Châu Á đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, làm thiệt hạinặng nề nền kinh tế ở các nước châu Á và lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Từnhững hậu quả khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng, người ta đã nhận thức rõ hơn vềsự cần thiết phải đối phó với khủng hoảng và rút ra những bài học kinh nghiệm quýbáu, đồng thời nỗ lực tìm những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Ngày nay, tất cả các quốc gia đều đã có những chiến lược phát triển kinh tếriêng, đưa đất nước đạt những mục tiêu tăng trưởng nhất định nhưng cũng luôn cảnhgiác, tìm cách ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra. Sự thành cônghay thất bại còn đòi hỏi sự hỗ trợ, hợp tác của nhiều quốc gia, thậm chí là của toàncầu nên đề tài về khủng hoảng kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Từ yêucầu thực tiễn trên, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu về đề tài “Khủng hoảng Đông Á”để tìm tìm ra những nguyên nhân, những kinh nghiệm thực tiễn có ích cho sự pháttriển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổchức thương mại quốc tế WTO. Kết cấu của đề tài gồm có 3 phần, cụ thể như sau: + Phần 1: Diễn biến khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á. + Phần 2: Nguyên nhân, tác động. + Phần 3: Bài học kinh nghiệm và một số đề xuất. Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 -2-Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á PHẦN I KHÁI Q UÁT DIỄN BIẾN CUỘC KHỦNG HO ẢNG TÀI CHÍNH ĐÔ NG NAM Á 1. Một số khía cạnh lý thuyết về khủng hoảng. 1.1 Khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong thời đại hiện nay là gì? Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính mất cân đối nghiêm trọng cóthể dẫn đến sụp đổ quỹ. Đặc trưng của mỗi quỹ cấu thành nên hệ thống tài chính làcác dòng tiền vào/ra, nhận/thanh toán, hình thành tài sản có/tài sản nợ. Khi xảy rahiện tượng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán vềsố lượng, thời hạn, chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính. Như vậy, khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chungcho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn vớinghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thờiđiểm nào đó. Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc điểm của khủng hoảng“thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nền kinh tế thị trường từnhiều năm nay. Một số dạng khủng hoảng tài chính đặc thù như: * Khủng hoảng ngân hàng; * Khủng hoảng nợ quốc gia; * Khủng hoảng tiền tệ; * Khủng hoảng thị trường chứng khoán; * Khủng hoảng cán cân thanh toán/ Cán cân vãng lai/ Cán cân vốn; * Khủng hoảng khả năng/ tính thanh khoản; * Khủng hoảng ngân sách. Đây là những dạng khủng hoảng tài chính cơ bản và trong tương lai có thểxuất hiện thêm nhiều dạng nữa cùng với sự phát triển của thị trường tài chính trongtiến trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Lớp: Tài chính – Ngân hàng CH9 -3-Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1.2 Các mô hình khủng hoảng cơ bản Dựa trên đặc điểm và tính chất của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệđã nổ ra, các học giả đã xây dựng nên 3 mô hình khủng hoảng cơ bản như sau: a) Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được P. Krugman (1979) xây dựng vàchủ yếu đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai trong điều kiện tỷ giácố định bị các hoạt động đầu cơ tấn công. M ô hình này xảy ra ở một số nước có nềntảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém, ngân sách thâm hụt trầm trọng, cung tiền tăng quámức (có thể do Chính phủ in tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách) khiến lạm phát giatăng; những điều này dẫn đến cán cân vãng lai thâm hụt trầm trọng. Trước nguy cơđồng nội tệ bị giảm giá, Chính phủ buộc phải liên tục can thiệp bằng cách bán ngoạitệ ra thị trường để duy trì tỷ giá cố định. Khi lượng dự trữ ngoại hối giảm xuống mộtmức thấp nhất định nào đó, các cuộc tấn công mang tính đầu cơ bắt đầu xảy ra, cùngvới các điều kiện nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu kém và thậm chí là sự gia tăng căngthẳng về chính trị và xã hội, đến một thời điểm nào đó, Chính phủ buộc phải chấmdứt chế độ tỷ giá cố định và chuyển sang thả nổi tỷ giá làm cho đồng nội tệ bị mấtgiá liên tục và khủng hoảng tiền tệ xảy ra. Mô h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khủng hoảng Đông Á Khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính tiền tệ Tiểu luận ngân hàng Tiểu luận tài chính tiền tệ Tiểu luận tài chính doanh nghiệpTài liệu có liên quan:
-
Tiểu luận: Các phương pháp định giá
39 trang 252 0 0 -
19 trang 196 0 0
-
Thuyết trình: Hoạt động thanh toán quốc tế trong ngân hàng thương mại
44 trang 165 0 0 -
Bài tập phân tích tài chính: Công ty cổ phần bao bì nhựa Sài Gòn
14 trang 163 0 0 -
Bài tập nhóm: Phân tích dòng tiền
59 trang 143 0 0 -
38 trang 135 0 0
-
Tiểu luận: Các phương pháp tối ưu trong đo lường và quản trị rủi ro tài chính sau khủng hoảng 2008
23 trang 135 0 0 -
Tiểu luận: Giải pháp phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
42 trang 133 0 0 -
23 trang 121 0 0
-
Thuyết trình: Phân tích báo cáo tài chính Vietcombank, Vietinbank
19 trang 121 0 0 -
7 trang 120 0 0
-
13 trang 119 0 0
-
33 trang 119 0 0
-
Bài tập nhóm: Chính sách vô hiệu hóa, chính sách tiền tệ và hội nhập tài chính toàn cầu
34 trang 116 0 0 -
Tiểu luận: Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản
26 trang 115 0 0 -
Tiểu luận: Điểm gãy cấu trúc trong mối liên hệ tỷ giá hối đoái thực và lãi suất thực
27 trang 113 0 0 -
Tiểu luận: Xác định mức dự trữ ngoại hối tối ưu
14 trang 111 0 0 -
Tiểu luận: Mua bán và sáp nhập ngân hàng
52 trang 105 0 0 -
13 trang 103 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích báo cáo tài chính NH TMCP Techcombank giai đoạn 2008 - 2012
34 trang 97 0 0