
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sản xuất vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú (Epinephelus spp.)
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.01 MB
Lượt xem: 48
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu sản xuất vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú (Epinephelus spp.)" nhằm phân lập và lựa chọn được chủng vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh làm giống gốc phục vụ chế tạo vắc-xin phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú. Sản xuất được vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sản xuất vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú (Epinephelus spp.) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------------------- MẪN HỒNG PHƯỚC NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VẮC-XIN BẤT HOẠT PHÒNG BỆNH HOẠI TỬ THẦN KINH CHO CÁ MÚ (Epinephelus spp.) Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học Mã số : 942 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thị Tâm 2. PGS.TS. Đồng Văn Quyền Phản biện 1: PGS.TS. Võ Thị Bích Thủy Phản biện 2: PGS.TS. Kim Văn Vạn Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) ...... ngày .. tháng... năm............ Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư Viện Quốc gia 2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam và liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây cả về diện tích và sản lượng. Tổng sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt 9.026,3 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm 2021, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3% so với năm 2021. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới cũng như ở Việt Nam luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đặc biệt trong những năm gần đây, các bệnh do vi rút trên động vật thủy sản như bệnh xuất huyết cá trắm cỏ, bệnh vi rút mùa xuân trên cá chép, bệnh Iridovirus trên cá mú, bệnh hoại tử tụy truyền nhiễm, hoại tử lách và thận truyền nhiễm, hoại tử cơ quan tạo máu truyền nhiễm, tụ huyết trùng do vi rút gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nuôi trồng thủy sản. Bệnh hoại tử thần kinh (Viral nervous necrosis-VNN) được phát hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, gây ảnh hưởng đến hơn 120 loài cá biển, trong đó có nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Bệnh đã được xác định là do vi rút hoại tử thần kinh (Nervous necrosis virus-NNV) gây ra. Cá mắc bệnh hoại tử thần kinh xuất hiện các triệu chứng đặc trưng: bơi lội không định hướng, thân sẫm màu, bỏ ăn, 80 -100% cá bị bệnh có thể chết sau 3-5 ngày. Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng có xu hướng gia tăng qua các năm, phạm vi lây nhiễm rộng, tỷ lệ mắc cao, chủng loại đa dạng, thời gian khởi phát kéo dài, vì thế, việc kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề cấp thiết. Kiểm soát dịch bệnh bằng chế phẩm vi sinh, chất kích thích miễn dịch, vắc-xin ngày càng được ứng dụng nhiều trong các mô hình canh tác sinh thái. Trong đó, sử dụng vắc-xin là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn để ngăn ngừa dịch bệnh gây ra bởi vi rút, vi khuẩn. Hiện tại, hầu hết các loại vắc-xin thủy sản thương mại vẫn là loại vắc-xin bất hoạt bởi tính an toàn. Vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh nghiêm trọng ở giai đoạn ấu trùng, cá bột, cá hương, cá giống với tỷ lệ chết lên tới 100%, vì vậy, vắc-xin phòng bệnh hoại tử thần kinh thường được dùng cho cá bằng đường ngâm. 2 Xuất phát từ cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn trên, đề tài: “Nghiên cứu sản xuất vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú (Epinephelus spp.)” được tiến hành nhằm tạo được vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoạt tử thần kinh ở cá mú. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu được vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú từ chủng vi rút phân lập tại miền Bắc, Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Phân lập và lựa chọn được chủng vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh làm giống gốc phục vụ chế tạo vắc-xin phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú. Sản xuất được vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng vắc-xin. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 3.1. Ý nghĩa khoa học: Luận án đã chế tạo được vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú với các bước: phân lập, tuyển chọn chủng giống làm nguyên liệu sản xuất vắc-xin, đánh giá chủng giống gốc, nhân nuôi vi rút trên tế bào, bất hoạt vi rút, xác định các điều kiện tạo vắc-xin bán thành phẩm và đánh giá chất lượng của vắc-xin bán thành phẩm. Kết quả nghiên cứu là dữ liệu khoa học, cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu sản xuất vắc-xin bất hoạt phòng bệnh cho các đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã nghiên cứu thành công vắc-xin bất hoạt keo phèn đạt chỉ tiêu an toàn và hiệu quả trong phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú. 4. Đối tượng và phạm vi ngh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu sản xuất vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú (Epinephelus spp.) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------------------- MẪN HỒNG PHƯỚC NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VẮC-XIN BẤT HOẠT PHÒNG BỆNH HOẠI TỬ THẦN KINH CHO CÁ MÚ (Epinephelus spp.) Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học Mã số : 942 02 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Thị Tâm 2. PGS.TS. Đồng Văn Quyền Phản biện 1: PGS.TS. Võ Thị Bích Thủy Phản biện 2: PGS.TS. Kim Văn Vạn Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Quang Huy Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) ...... ngày .. tháng... năm............ Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư Viện Quốc gia 2. Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành nuôi trồng thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam và liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây cả về diện tích và sản lượng. Tổng sản lượng thủy sản năm 2022 ước đạt 9.026,3 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm 2021, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 5.163,7 nghìn tấn, tăng 6,3% so với năm 2021. Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới cũng như ở Việt Nam luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, đặc biệt trong những năm gần đây, các bệnh do vi rút trên động vật thủy sản như bệnh xuất huyết cá trắm cỏ, bệnh vi rút mùa xuân trên cá chép, bệnh Iridovirus trên cá mú, bệnh hoại tử tụy truyền nhiễm, hoại tử lách và thận truyền nhiễm, hoại tử cơ quan tạo máu truyền nhiễm, tụ huyết trùng do vi rút gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho nuôi trồng thủy sản. Bệnh hoại tử thần kinh (Viral nervous necrosis-VNN) được phát hiện ở hầu hết các nước trên thế giới, gây ảnh hưởng đến hơn 120 loài cá biển, trong đó có nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế cao. Bệnh đã được xác định là do vi rút hoại tử thần kinh (Nervous necrosis virus-NNV) gây ra. Cá mắc bệnh hoại tử thần kinh xuất hiện các triệu chứng đặc trưng: bơi lội không định hướng, thân sẫm màu, bỏ ăn, 80 -100% cá bị bệnh có thể chết sau 3-5 ngày. Dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản ngày càng có xu hướng gia tăng qua các năm, phạm vi lây nhiễm rộng, tỷ lệ mắc cao, chủng loại đa dạng, thời gian khởi phát kéo dài, vì thế, việc kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề cấp thiết. Kiểm soát dịch bệnh bằng chế phẩm vi sinh, chất kích thích miễn dịch, vắc-xin ngày càng được ứng dụng nhiều trong các mô hình canh tác sinh thái. Trong đó, sử dụng vắc-xin là một biện pháp phòng bệnh hiệu quả và an toàn để ngăn ngừa dịch bệnh gây ra bởi vi rút, vi khuẩn. Hiện tại, hầu hết các loại vắc-xin thủy sản thương mại vẫn là loại vắc-xin bất hoạt bởi tính an toàn. Vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh nghiêm trọng ở giai đoạn ấu trùng, cá bột, cá hương, cá giống với tỷ lệ chết lên tới 100%, vì vậy, vắc-xin phòng bệnh hoại tử thần kinh thường được dùng cho cá bằng đường ngâm. 2 Xuất phát từ cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn trên, đề tài: “Nghiên cứu sản xuất vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú (Epinephelus spp.)” được tiến hành nhằm tạo được vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoạt tử thần kinh ở cá mú. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu được vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú từ chủng vi rút phân lập tại miền Bắc, Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Phân lập và lựa chọn được chủng vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh làm giống gốc phục vụ chế tạo vắc-xin phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú. Sản xuất được vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh cho cá mú. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng vắc-xin. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 3.1. Ý nghĩa khoa học: Luận án đã chế tạo được vắc-xin bất hoạt phòng bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú với các bước: phân lập, tuyển chọn chủng giống làm nguyên liệu sản xuất vắc-xin, đánh giá chủng giống gốc, nhân nuôi vi rút trên tế bào, bất hoạt vi rút, xác định các điều kiện tạo vắc-xin bán thành phẩm và đánh giá chất lượng của vắc-xin bán thành phẩm. Kết quả nghiên cứu là dữ liệu khoa học, cung cấp thêm tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu sản xuất vắc-xin bất hoạt phòng bệnh cho các đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đã nghiên cứu thành công vắc-xin bất hoạt keo phèn đạt chỉ tiêu an toàn và hiệu quả trong phòng bệnh hoại tử thần kinh trên cá mú. 4. Đối tượng và phạm vi ngh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp Công nghệ Sinh học Dịch bệnh hoại tử thần kinh ở cá mú Hệ miễn dịch của cá xươngTài liệu có liên quan:
-
68 trang 290 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 284 0 0 -
Tiểu luận: Trình bày cơ sở khoa học và nội dung của các học thuyết tiến hóa
39 trang 271 0 0 -
27 trang 222 0 0
-
8 trang 214 0 0
-
Tiểu luận môn Công nghệ xử lý khí thải và tiếng ồn: Xử lý khí thải bằng phương pháp ngưng tụ
12 trang 184 0 0 -
Báo cáo thực hành Môn: Công nghệ vi sinh
15 trang 163 0 0 -
27 trang 161 0 0
-
27 trang 160 0 0
-
Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thực phẩm: Nghiên cứu sản xuất nước uống thảo dược từ cây Lạc tiên
36 trang 156 0 0 -
29 trang 150 0 0
-
Giáo trình Kỹ thuật thực phẩm: Phần 2 - NXB Đà Nẵng
266 trang 149 0 0 -
26 trang 144 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 141 0 0 -
Tiểu luận: Công nghệ sản xuất nước tương bằng phương pháp lên men
95 trang 141 0 0 -
27 trang 133 0 0
-
28 trang 133 0 0
-
8 trang 131 0 0
-
22 trang 129 0 0
-
27 trang 129 0 0