
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN TẠI VIỆT NAM Phạm Sỹ Long Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: longps@neu.edu.vn Hà Diệu Linh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Email: linhhd@neu.edu.vnMã bài: JED-1923Ngày nhận: 14/07/2024Ngày nhận bản sửa: 12/08/2024Ngày duyệt đăng: 24/08/2024DOI: 10.33301/JED.VI.1923 Tóm tắt: Nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành bán dẫn tại Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù đã có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu về chuyên ngành bán dẫn, nhưng để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho lĩnh vực này, chúng ta gặp phải không ít vướng mắc. Trong bối cảnh thế giới bước sang giai đoạn bùng nổ nghiên cứu thì vi mạch bán dẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với ứng dụng và phát triển các công nghệ mới như AI, IoT, 5G, Big Data… Chính phủ Việt Nam đã xác định bán dẫn là một trong 9 sản phẩm quốc gia và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là «đột phá của đột phá» trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực này tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Nguồn nhân lực, nhân lực chất lượng cao, công nghiệp bán dẫn, vi mạch bán dẫn, phát triển kinh tế, Việt Nam Mã JED: M1, M12 High quality human resource development for semiconductor industry in Vietnam Abstract: This study analyzes and evaluates the current status of high quality human resource development in the semiconductor industry in Vietnam. The research results show that although there are many training and research facilities specializing in semiconductors, we are still facing many difficulties in developing quality human resources for this field. In the context of the world entering a research boom, semiconductor chips play a particularly important role in the application and development of new technologies such as AI, IoT, 5G, Big Data,... The Vietnamese government has identified semiconductors as one of the nine national products and developing human resources for the semiconductor industry is a “breakthrough of breakthroughs” in training high-quality human resources. The study proposes a number of solutions to develop human resources for this field in Vietnam in the coming time. Keywords: Human resources, high quality human resources, semiconductor industry, semiconductor chips, economic development, Vietnam JED Codes: M1, M12Số 326(2) tháng 8/2024 89 1. Giới thiệu Công nghiệp bán dẫn là một trong những ngành công nghiệp quan trọng có giá trị cao và đóng vai tròtrung tâm trong cuộc cách mạng công nghệ hiện đại (Chen & Wu, 2020). Ngành công nghiệp bán dẫn sảnxuất các thành phần điện tử dựa trên vật liệu bán dẫn. Các thành phần điện tử này bao gồm: transistor, diode,vi mạch và nhiều loại linh kiện khác được tạo ra từ vật liệu bán dẫn như silic và các hợp chất bán dẫn khác.Công nghiệp bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử, viễn thôngvà là linh kiện thiết yếu cho các thiết bị thông minh của nhu cầu số hóa, điện toán đám mây, mini hóa chipđiện tử... Hiện tại, các trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu được đặt tại Đài Loan,Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam được kỳ vọng sẽ trở thành “tâm điểm” trong chuỗi sản xuất toàncầu của nhiều tập đoàn trong tương lai. Đặc biệt, Việt Nam đang có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có nền tảngtư duy toán tốt, nhân lực có trình độ cao không ngừng tăng. Lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, đặc biệt lĩnh vựccông nghệ thông tin, tự động hóa, điện tử, kỹ thuật máy tính đang dành được nhiều sự quan tâm của thế hệtrẻ. Đây là các lĩnh vực có liên quan đến các công đoạn khác nhau trong ngành công nghiệp bán dẫn. Vì vậy,để phát huy được tiềm năng, thế mạnh này, Việt Nam cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứngđược yêu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp này. Ngoài ra, tình hình nguồn nhân lực ngoài nướccũng đang có những tín hiệu khả quan khi mà khá nhiều tập đoàn, công ty lớn trong ngành bán dẫn đang cóxu hướng chuyển dịch công nghệ đến những thị trường mới giàu tiềm năng. Thực ra, ngành công nghiệp bán dẫn không mới ở Việt Nam, thậm chí đã được Nhà nước quan tâm từ rấtsớm. Chỉ 4 năm sau ngày đất nước thống nhất, năm 1979, Nhà máy bán dẫn Z181 được thành lập, bắt đầuthực hiện các hợp đồng sản xuất, xuất khẩu thiết bị bán dẫn cho thị trường nước ngoài. Cuối những năm 80,đầu những năm 90 của thế kỷ trước, tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, Nhà máy Z181 khôngcòn những đơn hàng sản xuất linh kiện bán dẫn. Việc sản xuất, đóng gói linh kiện bán dẫn của nhà máy phảidừng lại từ đây. Ngành bán dẫn ở nước ta trải qua thời gian dài rơi vào tình trạng ảm đạm. Cho đến nay, ViệtNam mới chỉ dừng lại ở công đoạn 3 là kiểm tra, đóng gói trong 3 công đoạn để ra một con chip hoàn chỉnh:Thiết kế, chế tạo, kiểm tra, đóng gói. Đây là công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi cung ứng(các con chip sẽ được sản xuất từ các nước khác, sau đó đưa về Việt Nam lắp ráp vào các thiết bị, kiểm tra,chạy thử và đóng gó ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn nhân lực chất lượng cao Công nghiệp bán dẫn Vi mạch bán dẫn Phát triển kinh tế Đào tạo nhân lực chất lượng caoTài liệu có liên quan:
-
Đào tạo kiến trúc sư trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
5 trang 297 0 0 -
Cải cách mở cửa của Trung Quốc & kinh nghiệm đối với Việt Nam
27 trang 277 0 0 -
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 221 0 0 -
Giáo trình Giáo dục quốc phòng an ninh (Dùng cho hệ cao đẳng nghề - Tái bản lần thứ ba): Phần 2
98 trang 211 0 0 -
5 trang 206 0 0
-
Lý thuyết kinh tế và những vấn đề cơ bản: Phần 2
132 trang 204 0 0 -
4 trang 181 0 0
-
48 trang 157 0 0
-
Những lợi thế và khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế miền tây Nghệ An
5 trang 157 0 0 -
9 trang 136 0 0
-
5 trang 132 0 0
-
Đề tài Quy trình sản xuất xúc xích xông khói
86 trang 131 0 0 -
Bài giảng Chính trị - Bài 5: Phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt Nam
33 trang 129 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 126 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 123 0 0 -
Đo lường phát triển kinh tế bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
10 trang 108 0 0 -
6 trang 100 0 0
-
MÔ PHỎNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ XÁC ĐỊNH HỆ SỐ KHUẾCH TÁN RỐI NGANG
10 trang 94 0 0 -
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN - CHƯƠNG 4
60 trang 88 0 0 -
32 trang 80 0 0