Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của đánh giá quá trình đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án "Ảnh hưởng của đánh giá quá trình đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm" là khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện các chiến lược đánh giá quá trình trong giảng dạy các chương trình đào tạo cử nhân sư phạm và năng lực học tập tự chủ của sinh viên, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các chiến lược đánh giá quá trình tới năng lực học tập tự chủ của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục: Ảnh hưởng của đánh giá quá trình đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LÊ THỊ HOÀNG HÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐẾN NĂNG LỰC HỌC TẬP TỰ CHỦ CỦA SINH VIÊN CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƯ PHẠM Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục Mã số: 9.14.01.15.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐO LƯỜNG VÀ DÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2023 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Đức Ngọc Phản biện 1:………………………………………. Phản biện 2:……………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại …………………………………………….. Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Giáo dục đại học, trong thời đại phát triển công nghệ và bùng nổ thông tin như hiện nay, không chỉ thực hiện chức năng đào tạo nghề nghiệp, chuẩn bị nguồn nhân lực với kiến thức và kĩ năng chuyên môn phù hợp nhu cầu của xã hội mà còn cần chú trọng đào tạo những phẩm chất, năng lực chung, mang tính chất phát triển suốt đời cho người học. Câu hỏi đặt ra là cần phải dạy và tổ chức hoạt động học tập cho SV như thế nào để có thể đồng thời đạt hai mục tiêu: vừa trang bị năng lực nghề nghiệp, vừa giúp người học chuẩn bị những kĩ năng chung cần thiết để có thể sống và làm việc một cách hài hòa, hiệu quả trong thời đại mới. Nghiên cứu về đánh giá quá (ĐGQT), từ khái niệm tới vai trò, chức năng, các chiến lược thực hành trong dạy học… cho thấy ĐGQT có mối liên quan mật thiết tới việc làm cho người học chủ động hơn trong quá trình học tập. Để tìm hiểu vai trò của ĐGQT trong việc nâng cao thành tích học tập, từ vài chục năm trở lại đây, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về hiệu quả mà loại hình đánh giá này mang lại với kết quả cho thấy ảnh hưởng tích cực của các hoạt động ĐGQT đến hoạt động học tập, đặc biệt là tạo ra môi trường và thúc đẩy việc tự làm chủ quá trình học tập của người học. Đứng trước bối cảnh như, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Ảnh hưởng của đánh giá quá trình đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên các ngành đào tạo cử nhân sư phạm với mong muốn tìm kiếm thêm những bằng chứng về vai trò thúc đẩy phát triển năng lực học tập tự chủ của ĐGQT trong dạy học đại học. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện các chiến lược ĐGQT trong giảng dạy các chương trình đào tạo (CTĐT) cử nhân sư phạm và năng lực học tập tự chủ (HTTC) của SV, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các chiến lược ĐGQT tới năng lực HTTC của SV. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu 1: Giảng viên thực hành các chiến lược đánh giá quá trình như thế nào trong các chương trình đào tạo cử nhân sư phạm? Câu hỏi nghiên cứu 2: Sinh viên sư phạm tự đánh giá các kĩ năng học tập tự chủ như thế nào? Câu hỏi nghiên cứu 3: Các chiến lược đánh giá quá trình ảnh hưởng như thế nào đến năng lực học tập tự chủ của sinh viên? 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ 1: Tổng thuật cơ sở lý luận và các nghiên cứu liên quan, xác định khung khái niệm nghiên cứu. Nhiệm vụ 2: Xác định phương pháp luận nghiên cứu, xây dựng thiết kế nghiên cứu, phát triển công cụ nghiên cứu và thử nghiệm công cụ nghiên cứu. Nhiệm vụ 3: Thu thập dữ liệu định lượng, định tính, và làm sạch dữ liệu. Nhiệm vụ 4: Xử lý, phân tích dữ liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu. 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của các chiến lược ĐGQT đến năng lực HTTC của SV. - Khách thể nghiên cứu: Các chiến lược ĐGQT, năng lực HTTC của SV. 1 6. Phạm vi nghiên cứu - Các CTĐT cử nhân sư phạm của Trường ĐHGD, ĐHQGHN. - Các học phần thuộc các khối kiến thức do Trường ĐHGD phụ trách chuyên môn và giảng dạy. - Đối tượng cung cấp dữ liệu nghiên cứu là sinh viên và giảng viên. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, trong đó phân tích định lượng để miêu tả thực trạng triển khai ĐGQT của giảng viên và năng lực HTTC của SV; xác định sự tồn tại mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của ĐGQT lên năng lực HTTC; phân tích định tính để giải thích các kết quả nghiên cứu định lượng. Công cụ nghiên cứu - Công cụ thu thập dữ liệu định lượng: Bảng hỏi khảo sát SV về thực trạng thực hiện các chiến lược ĐGQT trong giảng dạy của giảng viên và tự đánh giá của sinh viên về năng lực HTTC. - Công cụ thu thập dữ liệu định tính: B ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: