
Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu: Một tiếp cận dựa vào CB-SEM
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái tại huyện Mộc Châu: Một tiếp cận dựa vào CB-SEM Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam GIÁ TRỊ CẢNH QUAN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN MỘC CHÂU: MỘT TIẾP CẬN DỰA VÀO CB-SEM Phạm Anh Tuân1*, Đặng Thị Hương Giang2, Đinh Thị Hồng Vân3, Phạm Khánh Linh3, Lò Thị Thúy Vy3 1 Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Tây Bắc 2 Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 3 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Bắc * Email: phamtuan@utb.edu.vn Tóm tắt: Giá trị cảnh quan đóng vai trò “chuyển hóa” giữa các yếu tố địa lý và quan niệm văn hóa - xã hội về từngkhu vực. Thông qua sự cân đối lợi ích của các bên liên quan, giá trị cảnh quan và đánh giá giá trị cảnh quan là nền tảngphục vụ đề xuất, xây dựng và điều chỉnh các chính sách phát triển, quy hoạch lãnh thổ và quản lý tài nguyên thiênnhiên. Nghiên cứu tiến hành đánh giá giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái tạihuyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) dựa trên phân tích đa chỉ tiêu. Các giá trị cảnh quan đa chiều được phản ánh thông quakết quả điều tra thực địa đối với 2 nhóm đối tượng: người cung cấp dịch vụ du lịch và lữ hành (200 phiếu) và khách dulịch (200 phiếu). Thông qua mô hình cấu trúc CB-SEM (Covariance-based Structural Equation Modeling), nghiên cứuxác định các giá trị cảnh quan cốt lõi và nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó mô hình hóa giá trị tổng hợpdựa trên đánh giá của hai nhóm đối tượng. Sự khác biệt trong kết quả đánh giá giá trị cảnh quan của hai nhóm đốitượng phản ánh sự chênh lệch giữa yếu tố cung và cầu của thị trường sản phẩm du lịch Mộc Châu. Đây là cách tiếp cậnhữu ích nhằm hỗ trợ định hình các chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch tại Mộc Châu. Từ khóa: Giá trị cảnh quan, đánh giá giá trị cảnh quan, du lịch sinh thái, mô hình cấu trúc.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giá trị cảnh quan đóng vai trò “chuyển hóa” giữa yếu các yếu tố địa lý và quan niệm văn hóa - xã hội về từngkhu vực (Brown, 2004; Garcia-Martin và nnk., 2017). Thông qua sự cân đối lợi ích của các bên liên quan, giá trịcảnh quan và đánh giá giá trị cảnh quan là nền tảng phục vụ đề xuất, xây dựng và điều chỉnh các chính sách pháttriển, quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên thiên nhiên (Brown, 2006; Plieninger và nnk., 2018). Quá trình đánhgiá giá trị cảnh quan được xem xét trên nhiều phương diện, bao gồm sự tích hợp của các giá trị nhân sinh và tựnhiên (Cerveny và nnk., 2017). Tuy nhiên, sự đa dạng của giá trị cảnh quan khiến việc nhận diện các giá trị cốt lõigặp nhiều khó khăn, tạo ra những mâu thuẫn trong quá trình quy hoạch (Butler, 2016). Do đó, việc xác định cácgiá trị cảnh quan cốt lõi và yếu tố ảnh hưởng hỗ trợ đưa ra định hướng ưu tiên trong hoạch định chính sách pháttriển (Hernández-Morcillo và nnk., 2017; Plieninger và nnk., 2018). Đánh giá giá trị cảnh quan tổng hợp được nghiên cứu tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, ởnhiều tỷ lệ không gian và bối cảnh văn hóa - xã hội, dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Phân tích đa chỉtiêu (multi-criteria analysis) là phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu định lượng giátrị cảnh quan (Gómez-Sal và nnk., 2003). Tuy nhiên, quá trình đánh giá thường phụ thuộc vào cách tiếp cậnchủ quan của người ra quyết định (Huang và nnk., 2011), gây ra tính thiếu chắc chắn và tạo lập những mô hìnhthiếu chính xác (Chen và nnk., 2011). Do đó, sự thay thế của các mô hình cấu trúc SEM giúp đánh giá toàndiện, khách quan và linh hoạt hơn thông qua kiểm định sự phù hợp của giả thuyết đặt ra và dữ liệu thực tế(Sharafatmandrad và Khosravi Mashizi, 2020; Peng và nnk., 2020). Phương pháp này ước lượng các tham sốnhằm khắc phục sai số trong quá trình thu thập dữ liệu, góp phần tăng độ tin cậy đối với kết quả nghiên cứu,nâng cao tính khách quan cho các đánh giá đa chỉ tiêu. Trong đánh giá giá trị cảnh quan, tiềm năng du lịch là một trong những nhân tố phức tạp và khó nhận diện cácyếu tố ảnh hưởng nhất (Cerveny và nnk., 2017). Tại Việt Nam, Mộc Châu (Sơn La) là điển hình cho xu hướngphát triển du lịch sinh thái nhằm bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và phát huy bản sắc các dân tộc. Sự đa dạng vềcảnh quan thiên nhiên và giá trị văn hóa tạo nên tiềm năng trong phát triển du lịch sinh thái của Mộc Châu. Do đó,việc nhận diện các yếu tố quan trọng của cảnh quan trong thúc đẩy du lịch góp phần định hình quy hoạch lãnh thổvà chính sách phát triển. Xuất phất từ mục tiêu này, nghiên cứu tiến hành định lượng giá trị cảnh quan cốt lõi và Giá trị cảnh quan và các yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch sinh thái 425tại huyện Mộc Châu: một tiếp cận dựa vào CB-SEMcác yếu tố ảnh hưởng trong phát triển du lịch Mộc Châu trên cơ sở phân tích những nhận định của người bản địa(người cung cấp dịch vụ du lịch và lữ hành) và khách du lịch.2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Khu vực nghiên cứu Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, cách Hà Nội 195 km. Địa hình Mộc Châu đa dạng với nhiều đồi, núi, caonguyên, bình nguyên và thung lũng lòng chảo kết hợp với hệ thống thủy văn đem lại những cảnh quan có giá trịthẩm mỹ cao phục vụ phát triển du lịch. Nằm ở độ cao 1.050 m so với mực nước biển, Mộc Châu được đượctrưng bởi khí hậu cận nhiệt với thời tiết mát mẻ, ôn hòa quanh năm. Bên cạnh đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Đánh giá giá trị cảnh quan Du lịch sinh thái Phát triển du lịch sinh thái Du lịch Mộc ChâuTài liệu có liên quan:
-
8 trang 354 0 0
-
6 trang 225 0 0
-
6 trang 204 0 0
-
Vai trò nhà nước trong phát triển kinh tế Thủ đô theo hướng bền vững
10 trang 188 0 0 -
3 trang 188 0 0
-
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 187 0 0 -
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 184 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 179 0 0 -
19 trang 174 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 172 0 0 -
Phát triển thể chế liên kết vùng: Triển vọng cho phát triển bền vững ở vùng Tây Bắc
6 trang 155 0 0 -
15 trang 145 0 0
-
Một số đột phá trong đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
12 trang 133 0 0 -
Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI
5 trang 131 0 0 -
Những giải pháp chủ yếu phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
13 trang 123 0 0 -
2 trang 123 1 0
-
107 trang 122 0 0
-
Tác động của các xu thế lớn tới sự phát triển bền vững của Việt Nam
8 trang 116 0 0 -
219 trang 113 2 0
-
Đo lường phát triển kinh tế bền vững: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
10 trang 108 0 0