
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khai thác thuỷ sản: Nghiên cứu giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn thành phố Hải Phòng
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 880.92 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khai thác thuỷ sản: Nghiên cứu giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn thành phố Hải Phòng
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Luận án "Nghiên cứu giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn thành phố Hải Phòng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng khai thác của nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn TP.Hải Phòng; Xây dựng được giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn TP. Hải Phòng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khai thác thuỷ sản: Nghiên cứu giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn thành phố Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG PHAN ĐĂNG LIÊM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THOÁT GHẸ NON NHẰM TĂNG TÍNH CHỌN LỌC CHO NGHỀ LỒNG BẪY GHẸ TRỤ TRÒN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHAI THÁC THỦY SẢN KHÁNH HÒA - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nha Trang Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Hoàng Văn Tính Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Long Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp trường tại Trường Đại học Nha Trang vào lúc ..... giờ ....... ngày ...... tháng ... ...năm ........ Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường ĐH Nha Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng biển Hải Phòng có nguồn lợi hải sản đặc trưng như vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hải sản trong giai đoạn từ 2016-2020 trữ lượng các nhóm nguồn lợi hải sản vùng biển Vịnh Bắc Bộ ước tính khoảng 627 nghìn tấn. Trong đó, nhóm cá nổi nhỏ: 548 nghìn tấn, nhóm cá đáy: 51 nghìn tấn, nhóm động vật chân đầu: 7 nghìn tấn, nhóm giáp xác: 21 nghìn tấn và nhóm khác: 0,3 nghìn tấn. Trữ lượng nguồn lợi phân chia theo vùng biển như sau: vùng bờ khoảng 172 nghìn tấn, vùng lộng khoảng 220 nghìn tấn và vùng khơi khoảng 235 nghìn tấn [20, 25]. So với giai đoạn 2011-2015 trữ lượng các nhóm nguồn lợi hải sản ước tính trung bình khoảng 757 nghìn tấn (dao động từ 752 - 760 tấn) [17, 19]. So sánh kết qua điều tra nguồn lợi giữa 02 giai đoan cho thấy, trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển vịnh Bắc Bộ giảm mạnh, năng suất khai thác đang có xu hướng giảm mạnh và tỷ lệ các loài hải sản không mong muốn như: mực non, ghẹ non, cá non, cá có giá trị kinh tế thấp chiếm ngày càng nhiều trong các mẻ lưới; kích thước khai thác các loài kinh tế, có giá trị đều chưa đạt đến chiều dài thành thục sinh dục; có nhiều loài có mức độ nguy cấp khác nhau, nhiều loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam [20, 25], điều này cho thấy áp lực khai thác lên nguồn lợi ở vùng biển Hải Phòng nói riêng và Vịnh Bắc Bộ nói chung là rất lớn. Để giảm tác động của các nghề khai thác đến nguồn lợi hải sản trên thế giới đã có các giải pháp như: lắp đặt các thiết bị thoát cá con, tạo cửa thoát,... nhằm tăng tính chọn lọc của ngư cụ; quy định thời gian đánh bắt, vùng đánh bắt phù hợp loài và vùng biển khai thác; quy định kích thước các loài được phép khai thác,... Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: điều tra nghề cá, giám sát khai thác, quan sát hình ảnh dựa vào thiết bị thu hình, thử nghiệm,... các tác giả đã thống kê sản lượng đánh bắt theo nhóm kích thước của đối tượng khai thác. Từ đó xác định các yếu tố chọn lọc: kích thước chọn lọc, khoảng chọn lọc, hệ số chọn lọc. Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố trên sẽ xác định kích thước, hình dạng, vị trí,... của thiết bị chọn lọc phù hợp. Đối với nghề lồng bẫy để giảm các loài cá non bị đánh bắt các nước trên thế giới thường lắp lưới bao lồng bằng mắt lưới hình vuông, mắt lưới hình lục giác (chủ yếu thoát cá và mực), tạo các cửa thoát (dùng cho đối tượng cua, ghẹ) với nhiều hình dạng, kích thước và vị trí khác nhau,... Nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn là một trong những nghề khai thác của ngư dân Hải Phòng, tuy nhiên trong những năm gần đây nghề này đang có xu hướng suy giảm. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Hải Phòng tính đến 12/2020 thành phố có 59 chiếc, giảm 47,2% so với năm 2016 [4-7]. Kích thước mắt lưới bao lồng (2a=30mm) nhỏ hơn so với quy định, ghẹ non trong các mẻ lưới chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng 51% [11], giá bán chỉ bằng 50-60% so với ghẹ lớn (kích thước đạt tiêu chuẩn)), điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị và sự phát triển bền vững nguồn lợi ghẹ ở vùng biển Hải Phòng. Để giảm tỷ lệ ghẹ non bị đánh bắt của nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn ở Hải Phòng cần thiết phải tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn thành phố Hải Phòng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đưa ra được các giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ 2 trụ tròn thành phố Hải Phòng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng khai thác của nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn TP.Hải Phòng. - Xây dựng được giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn TP. Hải Phòng. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn tại TP. Hải Phòng. 4. Phạm vi nghi ...
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Luận án "Nghiên cứu giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn thành phố Hải Phòng" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá được thực trạng khai thác của nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn TP.Hải Phòng; Xây dựng được giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn TP. Hải Phòng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khai thác thuỷ sản: Nghiên cứu giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn thành phố Hải Phòng BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG PHAN ĐĂNG LIÊM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THOÁT GHẸ NON NHẰM TĂNG TÍNH CHỌN LỌC CHO NGHỀ LỒNG BẪY GHẸ TRỤ TRÒN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHAI THÁC THỦY SẢN KHÁNH HÒA - 2023 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Nha Trang Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: TS. Hoàng Văn Tính Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Long Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án Tiến sĩ cấp trường tại Trường Đại học Nha Trang vào lúc ..... giờ ....... ngày ...... tháng ... ...năm ........ Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường ĐH Nha Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vùng biển Hải Phòng có nguồn lợi hải sản đặc trưng như vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hải sản trong giai đoạn từ 2016-2020 trữ lượng các nhóm nguồn lợi hải sản vùng biển Vịnh Bắc Bộ ước tính khoảng 627 nghìn tấn. Trong đó, nhóm cá nổi nhỏ: 548 nghìn tấn, nhóm cá đáy: 51 nghìn tấn, nhóm động vật chân đầu: 7 nghìn tấn, nhóm giáp xác: 21 nghìn tấn và nhóm khác: 0,3 nghìn tấn. Trữ lượng nguồn lợi phân chia theo vùng biển như sau: vùng bờ khoảng 172 nghìn tấn, vùng lộng khoảng 220 nghìn tấn và vùng khơi khoảng 235 nghìn tấn [20, 25]. So với giai đoạn 2011-2015 trữ lượng các nhóm nguồn lợi hải sản ước tính trung bình khoảng 757 nghìn tấn (dao động từ 752 - 760 tấn) [17, 19]. So sánh kết qua điều tra nguồn lợi giữa 02 giai đoan cho thấy, trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển vịnh Bắc Bộ giảm mạnh, năng suất khai thác đang có xu hướng giảm mạnh và tỷ lệ các loài hải sản không mong muốn như: mực non, ghẹ non, cá non, cá có giá trị kinh tế thấp chiếm ngày càng nhiều trong các mẻ lưới; kích thước khai thác các loài kinh tế, có giá trị đều chưa đạt đến chiều dài thành thục sinh dục; có nhiều loài có mức độ nguy cấp khác nhau, nhiều loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam [20, 25], điều này cho thấy áp lực khai thác lên nguồn lợi ở vùng biển Hải Phòng nói riêng và Vịnh Bắc Bộ nói chung là rất lớn. Để giảm tác động của các nghề khai thác đến nguồn lợi hải sản trên thế giới đã có các giải pháp như: lắp đặt các thiết bị thoát cá con, tạo cửa thoát,... nhằm tăng tính chọn lọc của ngư cụ; quy định thời gian đánh bắt, vùng đánh bắt phù hợp loài và vùng biển khai thác; quy định kích thước các loài được phép khai thác,... Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: điều tra nghề cá, giám sát khai thác, quan sát hình ảnh dựa vào thiết bị thu hình, thử nghiệm,... các tác giả đã thống kê sản lượng đánh bắt theo nhóm kích thước của đối tượng khai thác. Từ đó xác định các yếu tố chọn lọc: kích thước chọn lọc, khoảng chọn lọc, hệ số chọn lọc. Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố trên sẽ xác định kích thước, hình dạng, vị trí,... của thiết bị chọn lọc phù hợp. Đối với nghề lồng bẫy để giảm các loài cá non bị đánh bắt các nước trên thế giới thường lắp lưới bao lồng bằng mắt lưới hình vuông, mắt lưới hình lục giác (chủ yếu thoát cá và mực), tạo các cửa thoát (dùng cho đối tượng cua, ghẹ) với nhiều hình dạng, kích thước và vị trí khác nhau,... Nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn là một trong những nghề khai thác của ngư dân Hải Phòng, tuy nhiên trong những năm gần đây nghề này đang có xu hướng suy giảm. Theo thống kê của Chi cục Thủy sản Hải Phòng tính đến 12/2020 thành phố có 59 chiếc, giảm 47,2% so với năm 2016 [4-7]. Kích thước mắt lưới bao lồng (2a=30mm) nhỏ hơn so với quy định, ghẹ non trong các mẻ lưới chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng 51% [11], giá bán chỉ bằng 50-60% so với ghẹ lớn (kích thước đạt tiêu chuẩn)), điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị và sự phát triển bền vững nguồn lợi ghẹ ở vùng biển Hải Phòng. Để giảm tỷ lệ ghẹ non bị đánh bắt của nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn ở Hải Phòng cần thiết phải tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn thành phố Hải Phòng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đưa ra được các giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ 2 trụ tròn thành phố Hải Phòng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng khai thác của nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn TP.Hải Phòng. - Xây dựng được giải pháp thoát ghẹ non nhằm tăng tính chọn lọc cho nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn TP. Hải Phòng. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn tại TP. Hải Phòng. 4. Phạm vi nghi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khai thác thuỷ sản Luận án Tiến sĩ Khai thác thuỷ sản Nghề lồng bẫy ghẹ trụ tròn Tập tính của ghẹTài liệu có liên quan:
-
Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT
26 trang 389 0 0 -
5 trang 341 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thú y trên địa bàn thành phố Hà Nội
25 trang 282 0 0 -
2 trang 230 0 0
-
27 trang 222 0 0
-
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 191 0 0 -
27 trang 160 0 0
-
27 trang 158 0 0
-
29 trang 150 0 0
-
26 trang 144 0 0
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Tác động của đầu tư nước ngoài đến an ninh kinh tế ở Việt Nam
27 trang 141 0 0 -
27 trang 133 0 0
-
28 trang 132 0 0
-
8 trang 131 0 0
-
27 trang 128 0 0
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 trang 122 0 0 -
28 trang 122 0 0
-
34 trang 118 0 0
-
27 trang 115 0 0
-
27 trang 106 0 0