Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 531.13 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu "Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn" thông qua hệ thống các biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượng sinh viên sư phạm Ngữ văn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn tại các trường đại học, đáp ứng yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo, từ đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THẾ HƯNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ĐA PHƯƠNG THỨC CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGỮ VĂN Chuyên ngành: LL&PP Dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 9140111TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Thị Thu HươngPhản biện 1: PGS. TS Bùi Minh Đức Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Phản biện 2: PGS. TS Nguyễn Thị Hồng Vân Viện Khoa học Giáo dục Việt NamPhản biện 3: TS. Phạm Thị Thu Hiền Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà NộiLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tạiTrường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm…Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nộihoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Phát triển phẩm chất, năng lực (NL) cho người giáo viên là nhiệm vụ then chốt củangành giáo dục bởi nhà giáo chính là chủ thể của quá trình đổi mới “căn bản, toàn diện”giáo dục nước nhà. Đội ngũ giáo viên (GV) là một trong những nhân tố quyết định đếnchất lượng giáo dục, GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục cần phải có đủ NL để đáp ứngtốt nhất những thay đổi đó. Người GV không chỉ có trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệtrẻ có kiến thức, kĩ năng cơ bản để thích ứng với xã hội mà còn góp phần giáo dục, rènluyện thế hệ này trở thành một lực lượng chính có đủ phẩm chất để phát triển đất nước.Công cuộc đổi mới giáo dục cùng với sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn, kéo theo công tác đào tạo đội ngũ GV cũngphải thay đổi để đáp ứng được những yêu cầu đó. Năng lực dạy học (NLDH) của GV làmột trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo học sinh (HS) cũng như hiệuquả dạy và học trong nhà trường phổ thông. Phát triển NLDH của người GV là một quátrình lâu dài, trong đó vai trò đào tạo tại các nhà trường đại học đặt những yếu tố căn bản,nền móng. Do đó, để có đội ngũ nhà giáo đáp ứng những yêu cầu trong đổi mới giáo dục,trước hết cần đẩy mạnh quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho sinh viên(SV) sư phạm. Phát triển NLDH đọc hiểu văn bản đa phương thức (VBĐPT) cho SV sư phạmNgữ văn góp phần đáp ứng yêu cầu mới của chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT)và mục tiêu, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học. CTGDPT là văn bản (VB)quy phạm pháp luật quan trọng trong giáo dục, có giá trị định hướng cho các cơ sở giáodục khi thực hiện các nhiệm vụ giáo dục. CTGDPT mới (2018) là một trong những bướctiến lớn trong hoạt động cải cách, đổi mới giáo dục ở nước ta. Đối với môn Ngữ văn,CTGDPT (2018) có những thay đổi cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cũngnhư đánh giá kết quả giáo dục. CTGDPT môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở,thể hiện ở việc Chương trình không quy định chi tiết nội dung DH mà chỉ xác định nhữngyêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe; xác định kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn họcvà định hướng về ngữ liệu cho mỗi lớp. Trong số đó có các nội dung về VBĐPT. Có thểthấy, nội dung VBĐPT bước đầu được quan tâm trong một số khía cạnh của CTGDPTmôn Ngữ văn (2018). Thực trạng phát triển NLDH cho sư phạm Ngữ văn, trong đó có NLDH đọc hiểuVB, tuy đã có một số thay đổi tích cực, song vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để nângcao chất lượng đào tạo, thích ứng với yêu cầu của thực tiễn nghề nghiệp. VBĐPT xuấthiện như hệ quả của sự phát triển của đời sống xã hội nghe nhìn cũng như cuộc cách mạngkĩ thuật số với những thay đổi vượt bậc. Sự thay đổi từ hệ thống VB đặt ra những yêu cầucho người tiếp nhận cần có NL đọc hiểu các loại VB đó. Từ đó, giáo dục cũng cần cónhững thay đổi tương ứng, đặc biệt là giáo dục Ngữ văn với tư cách là một môn học công 2cụ trong việc giúp người học có khả năng đọc hiểu các loại hình VB. Trong bối cảnh đó, DH đọc hiểu VBĐPT và phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT làmột trong số những vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu. Tuy các nghiêncứu về đọc hiểu, NL đọc hiểu VB, NLDH đọc hiểu VB đã có những thành tựu đáng kể,song vẫn còn khoảng trống trong nghiên cứu về đọc hiểu VBĐPT, DH đọc hiểu VBĐPTvà NLDH đọc hiểu VBĐPT. Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứuvấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạm Ngữ văn với mong muốn gópphần nào trong định hướng phát triển NLDH cho SV, nâng cao chất lượng đầu ra của SVsư phạm trong hoạt động DH đọc hiểu VBĐPT. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Phát triển nănglực dạy học đọc hiểu văn bản đa phương thức cho sinh viên sư phạm Ngữ văn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT cho SV sư phạmNgữ văn thông qua hệ thống các biện pháp tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đối tượngSV sư phạm Ngữ văn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo cử nhân sưphạm Ngữ văn tại các trường đại học, đáp ứng yêu cầu đầu ra của chương trình đào tạo, từđó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩmchất, NL người học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT củaSV sư phạm Ngữ văn. + Xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề phát triển NLDH đọc hiểu VBĐPT của SV sưphạm Ngữ văn. + Tìm hiểu thực trạng phát triển NLDH đọc hiểu VB và NLDH đọc hiểu VBĐPTcủa SV sư phạm Ngữ văn. + Đề xuất các biện pháp ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: