Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế Asean (AEC)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 579.94 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường lao động chung theo cam kết AEC, xác định vị thế của nguồn nhân lực Việt Nam trong khu vực, chỉ ra nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp giúp nguồn nhân lực Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực các nước AEC và tham gia hiệu quả hơn vào AEC trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện hình thành cộng đồng kinh tế Asean (AEC) VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THANH HIỀNPHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số : 9.31.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2021 Công trình đã được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thị Lan Hương 2. PGS. TS. Trần Thị Lan Hương Phản biện 1: PGS. TS. Chu Đức Dũng Phản biện 2: PGS. TS. Doãn Kế Bôn Phản biện 3: PGS.TS. Bùi Tất ThắngLuận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ, họp tại Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào lúc phút, ngày tháng năm 2020Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Khoa học xã hội. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ1. Phạm Thanh Hiền (2017), “Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, tr14, số 6182. Trần Thị Lan Hương, Phạm Thanh Hiền (2018), “Xuất khẩu lao động Việt Nam vào các nước Đông Á và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”, Hội thảo quốc tế trường đại học Văn Hiến với chủ đề “Hợp tác đầu tư các nước Đông Á – Việt Nam và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, tạo việc làm cho người lao động, NXB Kinh tế TP Hồ Chí Minh3. Phạm Thanh Hiền (2019), “Đánh giá tình hình hội nhập của nguồn nhân lực Việt Nam sau ba năm gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, tr79, số 5374. Phạm Thanh Hiền (2020), “Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt nam trong bối cảnh hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, tr4, số 5655. Phạm Thanh Hiền (2020), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan trong điều kiện hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, tr344, số đặc biệt tháng 4/2020 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast AsianNations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức hợp tác khu vực về chính trị, kinhtế, văn hóa và xã hội của các quốc gia Đông Nam Á với mười thành viêngồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Philipines, Myanmar, Indonesia, Malaysia,Brunei, Thái Lan và Singapore. Năm 1997, ý tưởng thành lập Cộng đồngASEAN được các nhà lãnh đạo đưa ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020 vớimục tiêu tạo ra một khu vực kinh tế ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnhtranh cao, hướng tới việc hình thành một Cộng đồng ASEAN liên kết, tựcường vào năm 2020 với ba trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộngđồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng kinh tế ASEAN –AEC) và hợp tác văn hóa - xã hội (Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN(ASCC). Sau đó, Tuyên bố Cebu (tháng 12/2006) đã rút ngắn thời gian hìnhthành AEC năm năm so với kế hoạch ban đầu (từ năm 2020 xuống năm2015). Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được thành lập và đivào hoạt động từ ngày 31/12/2015. AEC là một bước tiến mới trong quá trình hội nhập và hỗ trợ lẫnnhau giữa các nước Đông Nam Á. AEC đặt mục tiêu tạo ra một thị trườngchung và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có thị trường lao động tự do.Hàng loạt các văn bản đã được ký kết để hiện thực hóa mục tiêu này nhưhiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân cho phép lao động có kỹ năng củacác nước thành viên được tự do di chuyển trong khối, thỏa thuận công nhậntay nghề tương đương của ASEAN trong tám lĩnh vực, khung tham chiếutrình độ ASEAN… Sự hình thành của AEC đã mở ra cho người lao động Việt Nam cơhội tự do di chuyển trong khu vực để tìm kiếm việc làm, qua đó nâng cao thu 1nhập, mức sống của bản thân và gia đình, học hỏi kinh nghiệm, góp phần giảiquyết vấn đề việc làm trong nước, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đểnắm bắt thời cơ trên, từ năm 2007 đến nay, Việt Nam đã đề xuất và thực hiệnnhiều chủ trương, hoạt động phát triển nguồn nhân lực để giúp cho người laođộng tham gia vào thị trường lao động chung AEC như: ban hành khungtrình độ quốc gia dựa trên Khung trình độ ASEAN, thay đổi chính sách đàotạo nghề và đại học, chính sách đào tạo ngoại ngữ… Mặc dù vậy, sau hơnmột thập kỷ phát triển, trong đó có hơn 5 năm AEC chính thức đi vào hoạtđộng (từ 31/12/2015), số lượng người lao động Việt Nam đạt trình độASEAN và di chuyển lao động tự do trong AEC còn khá khiêm tốn so vớicác nước trong khu vực. Theo thống kê của ILO, tính đến năm 2019, ViệtNam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong số lao động nhập cư tại Malaysia(0,1%) và Thái Lan (0,3%) Singapore (0,01%) [110]. Trong các lĩnh vựcđược tự do di chuyển lao động, nghề kỹ sư và kiến trúc sư có số lượng laođộng đạt trình độ ASEAN khả quan nhất nhưng cũng chỉ có hơn 200 người,thấp hơn nhiều các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia… Điềunày cho thấy nguồn nhân lực Việt Nam đang bị tụt hậu và bỏ lỡ thời cơ hộinhập và phát triển vô cùng quý giá. Không những thế, nếu tình hình nàykhông nhanh chóng được cải thiện, người lao động Việt Nam thậm chí sẽphải đối mặt với nguy cơ mất việc làm tại ngay thị trường nội địa khi lượnglao động trong khu vực di chuyển vào Việt Nam gia tăng trong tương lai, làmtrầm trọng hơn tình trạng thất nghiệp cùng hàng loạt vấn đề an sinh xã hộikhác. Do đó, nhu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là cần có những nghiên cứuchuyên sâu phân tích, đánh giá tổng thể tình hình phát triển nguồn nhân lựcViệt Nam trên cơ sở đối chiếu với cam kết AEC về tự do di chuyển lao độngvà so sá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: