Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận án Tiến sĩ ngành Báo chí học: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 352.45 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất một mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc và luận chứng cho các giải pháp, những khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của truyền thông phát triển nông nghiệp trong vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ ngành Báo chí học: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Xét từ góc độ công tác tuyên truyền, truyền thông trên nền tảng chủ nghĩaMác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tiếp cận lý thuyết truyền thông hiện đại,có thể khẳng định: giữa truyền thông và phát triển có một mối liên hệ chặt chẽ;“đẩy mạnh công tác tuyên truyền … nhằm khai thác và phát huy tốt nhất mọinguồn lực về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” là giải pháp quan trọng. Một sốnhà nghiên cứu truyền thông phát triển cũng chỉ ra rằng, những hạn chế trongphát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam bắt nguồn từ việc áp dụng mô hìnhtruyền thông truyền bá (diffusion) và mô hình phát triển hiện đại hóa(modernization) vốn đã phát huy tác dụng trong bối cảnh phát triển nông nghiệpnông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước đổi mới - nhưng đã không thể đáp ứngyêu cầu của giai đoạn phát triển hiện nay. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất mô hìnhtruyền thông phát triển nông nghiệp phù hợp giai đoạn mới là yêu cầu vô cùngcấp thiết. Dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và ngoàinước, nghiên cứu sinh cho rằng việc áp dụng mô hình truyền thông phát triểntrong lĩnh vực nông nghiệp là hướng nghiên cứu tối ưu. Một trong những phương hướng cơ bản để phát triển nền nông nghiệp bềnvững vùng Tây Bắc được xác định là cần nâng cao hiệu quả truyền thông pháttriển nông nghiệp. Muốn nâng cao hiệu quả truyền thông phát triển nông nghiệpbắt buộc phải đổi mới phương thức truyền thông. Để hiện thực hóa phươnghướng đổi mới phương thức hoạt động truyền thông, vấn đề rất cơ bản, cấp báchlà phải đề xuất và luận chứng cho một mô hình truyền thông phát triển nôngnghiệp cho khu vực thay thế từng bước cho mô hình truyền thông hiện đang tồntại. Trước những lý do trên, tác giả quyết định chọn vấn đề “Mô hình truyềnthông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩngành Báo chí học của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất một mô hình truyền thôngphát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc và luận chứng cho các giải pháp, nhữngkhuyến nghị nhằm phát huy vai trò của truyền thông phát triển nông nghiệp trongvùng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, nghiên cứu sinh đã thựchiện những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu dưới đây: - Thứ nhất, hệ thống hóa các quan niệm cơ bản của giới nghiên cứu truyềnthông nhằm hình thành cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nghiên cứu mô hìnhtruyền thông phát triển nông nghiệp, đề xuất cho mô hình truyền thông phát triểnnông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam; - Thứ hai, nghiên cứu nhằm nhận dạng thực trạng, vấn đề đặt ra đối với cơchế truyền thông phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc qua khảo sát trên địa bànhai tỉnh Sơn La và Lai Châu. - Thứ ba, đề xuất và luận chứng cho các phương hướng cơ bản, các nhómgiải pháp chủ yếu nhằm góp phần đổi mới mô hình truyền thông phát triển nôngnghiệp ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình truyền thông phát triển nôngnghiệp với tính cách là một tập hợp các thành tố cơ bản của truyền thông, cácmối quan hệ giữa các thành tố ấy và cơ chế tác động của mô hình ấy đối với sựphát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động truyền thông phục vụ pháttriển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam. - Đối tượng khảo sát của đề tài luận án là các phương thức truyền thôngphục vụ phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc, bao gồm: một là, thời gian nghiêncứu và khảo sát là từ sau năm 1986, khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới; hailà, địa bàn khảo sát đại diện cho vùng Tây Bắc được chọn là hai tỉnh Sơn La vàLai Châu. 4. Giả thuyết nghiên cứu Một là, mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp cho một khu vực xácđịnh cần được xây dựng trên một nền tảng các lý thuyết hiện đại về truyền thôngphát triển, đồng thười phù hợp với điều kiện đặc thù về văn hóa, xã hội, tự nhiên… trong khu vực đó. Hai là, mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp khu vực Tây Bắchiện nay chủ yếu được vận hành theo cơ chế thông tin một chiều, còn mang tínháp đặt nên chưa thực sự phát huy vai trò của truyền thông đối với sự phát triềnnông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam. Ba là, mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc được đềxuất một mặt là khắc phục các hạn chế, yếu kém của truyền thông phục vụ pháttriển nông nghiệp hiện có, đồng thời còn phải kế thừa, phát huy thế mạnh tiềmnăng, các ưu điểm của hoạt động truyền thông phát triển nông nghiệp trongvùng. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là những lý thuyết hiện đại về truyền thông pháttriển, vai trò của truyền thông phát triển đối với phát triển xã hội, phát triển nôngnghiệp bền vững. Luận án được triển khai trên những quan điểm cơ bản của Chủnghĩa Mác – Lê-nin, của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông nghiệp, vềtuyên truyền, truyền thông phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ đạo trong luận án là phương pháp phân tích– tổng hợp, được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu kết hợp với phương pháp quynạp – diễn dịch được sử dụng trong khảo sát đánh giá thực trạng truyền thôngphát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc. Đồng thời luận án cũng được triển khaitheo các phương pháp cụ thể: phương pháp thống kê, phương pháp phỏng vấnđịnh lượng, kết hợp với phỏng vấn sâu tại hai địa bàn Sơn La, Lai Châu. 6. Đóng góp mới của luận án Thứ nhất, đây là luận án đầu tiên nghiên cứu, đề xuất m ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: