Danh mục tài liệu

Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu Việt Nam trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 1,020.87 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu trình bày tổng quan về chiến tranh thương mại, sau đó tập trung phân tích tác động tích cực và tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến xuất khẩu hàng hóa. Từ đó nghiên cứu chỉ ra nhưng cơ hội và thách thức của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến xuất khẩu hóa của Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu Việt Nam trong chiến tranh thương mại Mỹ Trung CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG OPPORTUNITIES AND CHALLENGES TO VIETNAM’S EXPORTS AMID US- CHINA TRADE WAR TS. Nguyễn Bích Thủy TS. Lê Mai Trang Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Từ khi lên cầm quyền vào năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách bảo hộ mậu dịch này không chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà còn dẫn đến xung đột thương mại với những nước được xem là đồng minh của Mỹ (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) hay láng giềng gần của Mỹ (như Canada, Mexico). Cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Trung Quốc và Mỹ không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế hai nước và còn ảnh hưởng đến rất nhiều các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu trình bày tổng quan về chiến tranh thương mại, sau đó tập trung phân tích tác động tích cực và tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến xuất khẩu hàng hóa. Từ đó nghiên cứu chỉ ra nhưng cơ hội và thách thức của chiến tranh thương mại Mỹ Trung đến xuất khẩu hóa của Việt Nam. Từ khóa: Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, xuất khẩu, Việt Nam Abstract Since coming to power in 2017, President Donald Trump has pursued trade protectionism with the goal of America first and make America great again. This trade protectionist policy not only led to trade wars with China, but also led to trade conflicts with countries considered to be US allies (such as the EU, Japan, South Korea) or their neighbors near by America (like Canada, Mexico). The war between the two largest economies in the world China and the US not only heavily affects the economies of the two countries, but also affects many countries in the world, including Vietnam. The study presents an overview of the trade war, followed by an analysis of the positive and negative effects of the US-China trade war on merchandise exports. Since then, the study pointed out the opportunities and challenges of the US-China trade war to Vietnam's export of goods. Keywords: US-China trade war, export, Vietnam 1. Đặt Vấn Đề Bảo hộ thương mại là thuật ngữ kinh tế học, theo đó quốc gia áp đặt thuế nhập khẩu cao hoặc áp dụng các hàng rào kỹ thuật (yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao 415 động, môi trường, xuất xứ...) đối với một hoặc một số mặt hàng (hay dịch vụ) mà mình có lợi thế để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa (hay dịch vụ) của mình. Trong nền kinh tế hiện đại, các nước ngày càng có xu hướng tận dụng các công cụ chính sách thương mại nhằm ngăn chặn hàng hóa xuất khẩu từ nước khác vào nước mình nhằm kích thích nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa nội địa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế nội địa, tránh thâm hụt thương mại với các đối tác thương mại. Ngay cả trong trường hợp, hành vi này không nhắm trực tiếp đến một nước (nước thứ ba) thì vẫn có thể tác động đến hoạt động thương mại của nước đó. Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam (kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và Trung Quốc lần lượt xếp vị trí thứ nhất và thứ hai trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam), vì vậy chiến tranh thương mại Mỹ-Trung với sự leo thang của các rào cản bảo hộ thương mại (thuế quan và phi thuế quan) chắc chắn sẽ có tác động lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. 2. Cơ Sở Lý Thuyết Và Phương Pháp Nghiên Cứu 2.1. Lý thuyết về chiến tranh thương mại Trên thực tế, không có một định nghĩa chính thức nào về chiến tranh thương mại, thậm chí đây cũng không phải là thuật ngữ chính thống được sử dụng bởi các nhà kinh tế học. Nhà sử học thương mại Doug Irwin cho rằng chiến tranh thương mại không thể được định nghĩa bằng việc các quốc gia áp dụng thuế trả đũa lên các sản phẩm của nhau mà chính là bởi giá trị hàng hoá thực sự bị ảnh hưởng bởi thuế quan. Theo nhà kinh tế học Heiner Flassbeck, chiến tranh thương mại là việc áp dụng thuế quan một cách dai dẳng dẫn tới việc các bên không thể tiếp tục đàm phán. Trong khi đó, Phil Levy- cố vấn kinh tế cấp cao của chính quyền George W. Bush- lại cho rằng chiến tranh thương mại xảy ra khi không thể kiểm soát được sự leo thang của các hàng rào thương mại (J. Scott Maberry, 2018). Như vậy, chiến tranh thương mại hay căng thẳng thương mại là hiện tượng trong đó hai hay nhiều quốc gia tăng hoặc tạo ra các rào cản thuế quan hoặc phi thuế quan (giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, viện trợ đối với các ngành sản xuất trong nước, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu khắt khe đối với hàng hoá nhập vào nội địa, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại...) với nhau nhằm đáp trả những rào cản thương mại của nước đối lập. Những biện pháp làm hại láng giềng như thế và cùng với chúng là sự leo thang của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thường thất bại và dẫn đến sự giảm sút trong khối lượng thương mại quốc tế và thu nhập của các nước liên quan. Chiến tranh thương mại là một xung đột kinh tế do ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ, đó là các hành động và chính sách của chính phủ hạn chế thương mại quốc tế. Một quốc gia nói chung sẽ thực hiện các hành động bảo hộ với mục đích che chắn các doanh nghiệp trong nước và việc làm khỏi cạnh tranh nước ngoài. Chủ nghĩa bảo hộ cũng là một phương pháp được sử dụng để cân bằng thâm hụt thương mại. Thâm hụt thương mại xảy ra khi nhập khẩu của một quốc gia vượt quá số lượng xuất khẩu của nó. Những lợi thế và bất lợi của các cuộc chiến thương mại nói riêng và chủ nghĩa bảo hộ, nói chung, là chủ đề của cuộc tranh luận gay gắt và đang diễn ra. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: