Danh mục tài liệu

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 373.68 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận án nghiên cứu nhằm đảm bảo khả năng chống chịu với các cú sốc từ bên ngoài và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN MINH THẢOVỊ THẾ, YẾU TỐ CẢN TRỞ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA VIỆT NAM Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9. 31. 01. 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - Năm 2020 Công trình được hoàn thành tại: Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ươngNgười hướng dẫn khoa học:1. TS. Nguyễn Đình Cung 2. PGS. TS. Nguyễn Anh ThuPhản biện 1: GS. TS. Ngô Thắng LợiPhản biện 2: PGS. TS. Trần Đình ThiênPhản biện 3: PGS. TS. Bùi Văn HuyềnLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại Việnnghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương vào hồi ... giờ ... ngày ..... tháng .....năm 2019Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:- Thư viện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- Thư viện Quốc gia, Hà Nội 1 PHẦN MỞ ĐẦU1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong ba thập niên qua, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựutrong phát triển kinh tế, song nền kinh tế đã và đang bộc lộ những tháchthức và vấn đề nội tại, năng lực cạnh tranh (NLCT) còn yếu trên nhiềumặt. Mức thu nhập của Việt Nam còn thấp cả so với các nước trong khuvực. Mặt khác, những diễn biến và thay đổi của môi trường bên ngoàiđang diễn ra nhanh chóng và phức tạp, ngày càng tác động nhiều hơntới nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Đảng và Chính phủ đã xác định chủ trương,định hướng và nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao NLCTquốc gia Việt Nam, thể hiện qua các văn bản như: Văn kiện Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết số 05-NQ/TW Hộinghị Trung ương 4 khoá XII; Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chínhtrị ngày 15/1/2019; Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội ngày6/11/2016; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 của Thủ tướngChính phủ; và các Nghị quyết số 19 (2014-2018) và Nghị quyết số 02(2019-2020) của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nângcao NLCT quốc gia,... Tuy nhiên, trên bản đồ xếp hạng của các tổ chức quốc tế thì nhìnchung Việt Nam đứng ở nửa cuối và thậm chí có chỉ số ở cuối của bảngxếp hạng. Điều này thể hiện còn nhiều thách thức, hạn chế, cản trởNLCT quốc gia Việt Nam. Vì thế, việc nghiên cứu “Vị thế, yếu tố cảntrở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam” làcần thiết và có ý nghĩa, nhất là trong định hướng chính sách.2. Ý nghĩa của luận án Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về NLCTtrên các nội dung gồm: tranh luận học thuật về khái niệm NLCT và việc 2vận dụng trong các nghiên cứu định hướng chính sách; phân tích NLCTdựa trên các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế và khái quát hóa các khungkhổ lý thuyết về NLCT theo cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế. Những phân tích của luận án về khung lý luận NLCT, trong mộtchừng mực nhất định, có thể là tài liệu tham khảo học thuật hữu ích,nhất là đối với các nhà nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án được kỳ vọng đóng góp một phầnnhất định vào hình thành khung khổ chính sách và giải pháp nâng caoNLCT quốc gia. Đóng góp này được thể hiện thông qua phân tích, đánhgiá và so sánh vị thế của Việt Nam trên bản đồ thế giới về NLCT; nhậndiện các yếu tố kìm hãm NLCT và giải pháp. Các phân tích và đề xuấttrong luận án nhằm khắc phục các điểm nghẽn NLCT phù hợp vớithông lệ quốc tế tốt, tương thích với quan điểm, định hướng cải cáchcủa Đảng và Nhà nước và tiếp nối các nỗ lực cải cách gần đây củaChính phủ; và trong chừng mực nào đó, nhằm đảm bảo khả năng chốngchịu với các cú sốc từ bên ngoài và thích ứng với sự thay đổi nhanhchóng của nền kinh tế trên thế giới. Những dẫn chứng về số liệu, luận giải nguyên nhân về các điểmnghẽn cản trở NLCT, ở một mức độ nhất định, có thể được các cơ quannghiên cứu, hiệp hội, doanh nghiệp tham khảo. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ,XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA VIỆT NAM1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh1.1.1. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia a. Các công trình nghiên cứu đã công bố ở ngoài nước Nghiên cứu NLCT ở cấp độ quốc gia được nhiều tổ chức quốc tếvà các quốc gia quan tâm. Liên quan tới NLCT quốc gia Việt Nam, điểnhình có các nghiên cứu sau: 3 Báo cáo NLCT toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vớibộ chỉ số NLCT toàn cầu (GCI) là báo cáo phổ biến nhất hiện nay vàđược nhiều quốc gia tham khảo. Chỉ số GCI được sử dụng như mộtcông cụ để đo lường các lợi thế tự nhiên, yếu tố kinh tế vi mô và vĩ môảnh hưởng tới NLCT quốc gia. Đến năm 2017, trong bối cảnh côngnghệ thay đổi mạnh mẽ, tổ chức này điều chỉnh cách tiếp cận và sửdụng chỉ số NLCT 4.0 (GCI 4.0) thay cho chỉ số GCI. Tuy vậy, kết quảcủa báo cáo là điểm số và xếp hạng cho Việt Nam (chủ yếu dựa trêncảm nhận của doanh nghiệp, đánh giá của chuyên gia), nhưng không thểhiện và lý giải nguyên nhân của những điểm tích cực cũng như hạn chế. Trong khu vực, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chủ trì vàCông ty tư vấn McKinsey (Hoa Kỳ) cũng thực hiện và công bố Báo cáoNLCT các nước ASEAN (2003). Nghiên cứu cho thấy nhiều sáng kiếncủa ASEAN có tác động hạn chế, và do đó khuyến nghị Cộng đồngkinh tế ASEAN nên là một dạng thỏa thuận “FTA +”, bao gồm xóa bỏcác hàng rào phi thuế quan đối với dịch vụ, tự do hóa dòng vốn và chophép lao động lành nghề di chuyển lớn hơn trong khu vực. Nghiên cứunày đặt Việt Nam trong bối cảnh chung của các nước ASEAN, khôngphân tích và kiến nghị riêng, chi tiết cho Việt Nam. Pet ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: