Danh mục tài liệu

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 474.65 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm làm rõ chức năng ngữ nghĩa của Tiểu từ tình thái theo hành động ngôn trung và đặc điểm sử dụng của Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ theo phân tầng xã hội về giới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn: Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN MAI PHƯƠNGTIỂU TỪ TÌNH THÁI CUỐI PHÁT NGÔNTRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 92 22 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2020 Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH Phản biện 1. Phản biện 2. Phản biện 3.Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường Địa điểm: Trường Đại học Vinh Thời gian: Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tiếng Việt có hệ thống tiểu từ tình thái (TTTT) đa dạng phong phú. Ngoàinhững TTTT toàn dân, trong mỗi vùng phương ngữ còn có những TTTT địa phương.Các TTTT địa phương được dùng trong giao tiếp, qua các ngữ cảnh sử dụng khôngnhững thể hiện các ý nghĩa tình thái (TT) đa dạng, tinh tế mà còn mang sắc tháiphương ngữ. Cho nên, tìm hiểu ý nghĩa TT tiếng Việt, ngoài nghiên cứu TTTT toàndân còn cần tìm hiểu ý nghĩa TTTT phương ngữ; điều này cần thiết không chỉ vềngôn ngữ mà còn cả mặt văn hóa, xã hội. Nghiên cứu TT trong phương ngữ là gópphần vào việc làm cho bức tranh TT của tiếng Việt ngày càng đầy đủ hơn trong sự đadạng, phong phú của tiếng Việt. 1.2. Là yếu tố mang chức năng ngữ nghĩa và chức năng dụng học nên khi đượcdùng, TTTT là một trong các nhân tố thể hiện thói quen vùng miền, ý thức xã hội vềgiới, địa vị, tuổi tác, bối cảnh,…của người giao tiếp. Các TTTT cuối phát ngôn là mộttrong những phương tiện quan trọng để thực tại hóa câu, biến nội dung mệnh đề dướidạng nguyên liệu, tiềm năng trở thành một phát ngôn trong tình huống giao tiếp nhấtđịnh. Tìm hiểu số lượng TTTT cuối phát ngôn và ý nghĩa của chúng trong giao tiếpcủa người Việt nói chung và người Nam Bộ (NB) nói riêng là một việc làm cần thiếtđể bổ sung lí thuyết về từ loại, trong đó có TTTT. 1.3. Việc tìm hiểu ngữ nghĩa chức năng của TTTT giúp ta thấy rõ thêm ngữnghĩa và cách dùng của một lớp từ trong phương ngữ Nam Bộ (PNNB) từ trước đếnnay chưa được nghiên cứu sâu, hệ thống và còn giúp hiểu thêm đặc điểm ngôn ngữ -văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước phương Nam. Trên đây là những lí do luận án đi sâu khảo sát nghiên cứu “TTTT cuối phátngôn trong giao tiếp của người Nam Bộ”. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu Đối tượng nghiên cứu là các TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của ngườiViệt NB, gồm: 1). Các TTTT toàn dân được người NB dùng; 2). Các TTTT phươngngữ Nam Bộ. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu TTTT cuối phát ngôn mà người NB dùngtrong giao tiếp về các phương diện: 1). Đặc điểm ngữ nghĩa, cách dùng TTTT cuốiphát ngôn trong giao tiếp của người NB, xét theo hành động ngôn ngữ (HĐNN); 2).Đặc điểm sử dụng TTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB xét theo phântầng xã hội về giới tính. Ngữ liệu dùng nghiên cứu là kết quả điền dã 8531 phát ngôn chứa các TTTTđứng cuối của người Việt NB được thu thập trực tiếp từ các cuộc hội thoại của người 1dân tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, huyện Trần Đề -Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án hướng đến hai mục đích chính: 1). Làm rõ được chức năng ngữ nghĩacủa TTTT theo HĐNT; 2). Chỉ ra được đặc điểm sử dụng TTTT cuối phát ngôn tronggiao tiếp của người NB theo phân tầng xã hội về giới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1). Điền dã khảo sát, thu thập, thống kê số lượng, phân loại TTTT đối vớinhững phát ngôn có các TTTT đứng cuối qua các cuộc giao tiếp trực tiếp và một phầntừ văn bản văn chương, từ điển, google fom; 2). Nhìn lại một cách tổng quan tình hình nghiên cứu TTTT trong ngôn ngữnói chung và trong PNNB nói riêng; xác định các cơ sở lí thuyết của đề tài; 3). Tìm hiểu ý nghĩa khái quát của các TTTT phương ngữ NB trên cơ sở sosánh đối chiếu với những TTTT toàn dân để rút ra điểm chung cũng như nét riêngbiệt của TTTT cuối phát ngôn của người NB; 4). Mô tả và phân tích các TTTT tiếng NB trên hai phương diện: ngữ nghĩa -chức năng gắn với HĐNN trong giao tiếp và đặc điểm sử dụng TTTT cuối phát ngôncủa người NB theo phân tầng xã hội về giới. 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp điều tra điền dã Chúng tôi ghi âm, quay video trực tiếp các cuộc thoại trong sinh hoạt hàngngày của các đối tượng và làm fom chia sẻ qua google drive, câu trả lời sẽ được gửiphản hồi qua mail, qua zalo hoặc facebook. Các nhân tố hội thoại được phân biệt theocác điểm: 1). Hoàn cảnh phát ngôn; 2). Nội dung phát ngôn; 3). Độ tuổi; 4). Nghềnghiệp; 5). Mối quan hệ; 6). Giới tính: nam, nữ. Từ đó, chúng tôi gỡ băng ghi âm,ghi chép, chuyển thành văn bản, phân loại các cuộc thoại có xuất hiện TTTT. b. Phương pháp miêu tả Luận án dùng phương pháp này để miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng củaTTTT cuối phát ngôn trong giao tiếp của người NB.c. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp này được dùng để phân tích các tham thoại gắn với các nhân tốhội thoại cụ thể theo từng ngữ cảnh để xác định chính xác, sát thực nghĩa tình tháitheo loại phát ngôn và HĐNN. 4.2. Thủ pháp nghiên cứu a. Thủ pháp thống kê phân loại Chúng tôi quan sát số lượng lớn ngữ cảnh có các TTTT để thống kê phân loại cácTTTT và các HĐ lời nói có sự xuất hiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: